Mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành
00:52 13/09/2019
Mất năng lực hành vi dân sự trong pháp luật dân sự hiện hành cùng với những quy định khác về người giám hộ và người đại diện theo pháp luật ...
- Mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành
- Mất năng lực hành vi dân sự
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành
Kiến thức của bạn:
Mất năng lực hành vi dân sự trong pháp luật dân sự hiện hành
Kiến thức của Luật sư :
Cơ sở pháp lý:
- Bộ Luật Dân sự năm 2015
-
Mất năng lực hành vi dân sự là gì?
Điều 19 BLDS năm 2015 định nghĩa về Năng lực hành vi dân sự như sau :
“Điều 19. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Qua đó ta thấy rằng, Năng lực hành vi dân sự là việc cá nhân bằng hành vi của mình thực hiện và xác lập các quyền và nghĩa vụ dân sự.Từ khái niệm trên ta cũng có thể định nghĩa về việc Mất năng lực hành vi dân sự như sau:
“Mất năng lực hành vi dân sự là việc cá nhân trong trạng thái không thể dùng hành vi của mình để thực hiện hoặc xác lập các quyền và nghĩa vụ dân sự.” [caption id="attachment_31321" align="aligncenter" width="400"] Mất năng lực hành vi dân sự[/caption]
-
Mất năng lực hành vi dân sự trong pháp luật dân sự hiện hành
Trong pháp luật dân sự hiện hành, Điều 22 BLDS năm 2015 quy định về Mất năng lực hành vi dân sự như sau :
“Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự
1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.”
Theo đó, những cá nhân bị bệnh tâm thần hoặc mắc những bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì được coi là những người Mất năng lực hành vi dân sự. Những người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan tổ chức hữu quan có thể yêu cầu tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự tuy nhiên để đưa ra tuyên bố này thì tòa án phải dựa vào cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Tuy nhiên khi không đủ chứng cứ hay căn cứ hay cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần không chứng minh được cá nhân bị bệnh tâm thần hoặc mất những bệnh khác không thể nhận thức hay làm chủ được hành vi của mình thì chính bản thân cá nhân đó hoặc những người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan tổ chức hữu quan có thể yêu cầu tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự đã tuyên bố trước đó.
Những người mất năng lực hành vi dân sự do không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình nên bản thân những cá nhân đó không thể thực hiện toàn vẹn được quyền và nghĩa vụ của mình. Cũng vì thế những người mất năng lực hành vi dân sự không thể tham gia các hoạt động kinh tế do đó không thể tự sản sinh ra tài sản để nuôi sống bản thân và tạo thêm gánh nặng cho những người giám hộ. Tuy nhiên một số người mất năng lực hành vi dân sự có một khối tài sản có thể do trước khi khi mất năng lực hành vi dân sư tạo dựng nên hoặc được cho nhận. Nhằm đảm bảo cuộc sống cho những người mất năng lực hành vi dân sự cũng với giảm gánh nặng cho những người giám hộ về mặt kinh tế và những mặt khác, tại khoản 2 Điều 22 quy định, những người mất năng lực hành vi dân sự có thể tham gia các giao dịch dân sự tuy nhiên việc thực hiện và việc xác lập những giao dịch dân sự phải được thực hiện bởi người đại diện theo pháp luật .
-
Giám hộ và người đại diện theo pháp luật của người Mất năng lực hành vi dân sự
Theo Khoản 1 Điều 46 BLDS năm 2015 quy định về Giám hộ như sau :
“Điều 46. Giám hộ
1. Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).”
Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự là cá nhân hay pháp nhân chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những cá nhân mất năng lực hành vi dân sự. Tiếp theo, tại khoản 2 Điều 136 quy định về Đại diện theo pháp luật của cá nhân :
“Điều 136. Đại diện theo pháp luật của cá nhân
2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.”
Theo đó, người giám hộ sẽ là đại diện theo pháp luật của người mất năng lực hành vi dân sự. Hay nói cách khác người giám hộ và người đại diện theo pháp luật của cá nhân đều là cùng một người hoặc cùng một pháp nhân.
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào Mất năng lực hành vi dân sự trong pháp luật hiện hành. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng /./.
Liên kết tham khảo:
- Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 24/7: 1900.6178
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;