• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Công ty Luật Toàn Quốc cảnh báo hình thức lừa đảo mạo danh giáo viên báo con đang cấp cứu lừa tiền phụ huynh

  • Mạo danh giáo viên báo con đang cấp cứu lừa tiền phụ huynh
  • Mạo danh giáo viên báo con đang cấp cứu lừa tiền phụ huynh
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Mạo danh giáo viên báo con đang cấp cứu lừa tiền phụ huynh

1. Lừa đảo là gì?

     Lừa đảo là việc dùng thủ đoạn gian dối nhằm đánh lừa người khác để thực hiện việc mưu lợi, chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn gian dối ở đây có thể là  đưa ra thông tin giả, không đúng với sự thật để làm cho người bị lừa dối tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. 

     Việc đưa ra thông tin giả có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động, bằng hình ảnh…hoặc kết hợp bằng nhiều cách thức khác nhau. 

     Hiện nay thủ đoạn lừa đảo của tội phạm rất tinh vi. Lợi dụng sự khó kiểm soát của không gian mạng, tội phạm thường thực hiện hành vi lừa đảo thông qua các trang Web; các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo; thậm chí gọi qua số điện thoại di động,… Sau khi đã chiếm đoạt được tài sản, tội phạm sẽ cắt đứt mọi liên hệ với người bị hại và thường người bị hại không thể biết được thông tin chính xác về tội phạm.

2. Hình thức mạo danh giáo viên báo con đang cấp cứu lừa tiền phụ huynh

     Thời gian gần đây xuất hiện một hình thức lừa đảo mới, đánh vào tâm lý lo lắng cho sức khỏe con cái của các bậc làm cha, mẹ và mạo danh giáo viên báo con đang cấp cứu để lừa tiền phụ huynh.

     Theo đó, các đối tượng lừa đảo sẽ gọi điện đến cho phụ huynh và tự xưng là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn tại trường mà con của người đó đang học tập để thông báo rằng con của họ bị tai nạn đang cấp cứu tại bệnh viện, yêu cầu phụ huynh chuyển tiền gấp để đóng viện phí cho con. 

     Các đối tượng này còn kết hợp với nhau vào vai bác sỹ, phụ huynh khác cũng có mặt tại bệnh viện đó để nói chuyện, đặt câu hỏi dồn dập cho người bị lừa đảo nhằm tạo áp lực đồng thời tăng độ uy tín cho câu chuyện. Vì lo lắng cho con em mình mà các bậc phụ huynh vội vàng làm theo, chuyển cho các đối tượng lừa đảo số tiền lên đến hàng chục triệu đồng. Đến khi liên lạc lại cho giáo viên chủ nhiệm hoặc đến bệnh viện tìm con mới vỡ lẽ là mình bị lừa đảo.

     Điều đáng lưu ý ở đây là các đối tượng lừa đảo nắm rõ thông tin của học sinh cũng như phụ huynh học sinh như: số điện thoại, tên tuổi, trường học, địa chỉ... để thực hiện hành vi lừa đảo của mình. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh mới dễ dàng mắc bẫy và chuyển tiền cho chúng.

3. Khi nhận được cuộc gọi mạo danh giáo viên báo con đang cấp cứu thì phải làm gì?

      Lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng biến tướng với nhiều hình thức tinh vi, thủ đoạn khó lường khiến người dân cũng như các cơ quan có thẩm quyền khó khăn trong việc nắm bắt xử lý. Hình thức lừa đảo mạo danh giáo viên báo con đang cấp cứu trong thời gian qua diễn ra khá thường xuyên, rất nhiều phụ huynh trên cả nước phản ánh với các trường học và cơ quan công an về vấn đề bị lừa đảo chuyển tiền và bị lộ thông tin cá nhân. 

      Mặc dù đã được nhà trường, địa phương cảnh báo nhưng rất nhiều phụ huynh vì tâm lý lo lắng cho con cái mà dễ dàng rơi vào bẫy của các đối tượng  lừa đảo, dẫn đến việc mất một khoản tiền lớn. Tuy nhiên, khi nhận được các cuộc gọi mạo danh giáo viên báo con mình gặp tai nạn, đang cấp cứu và yêu cầu phải chuyển tiền gấp để đóng viện phí, quý bậc phụ huynh nên bình tĩnh xử lý như sau:

  • Tra hỏi các thông tin: Tra hỏi các thông tin cần thiết như: địa chỉ bệnh viện, khoa điều trị; thông tin con của mình; thông tin của đối tượng lừa đảo 
  • Gọi điện trực tiếp cho giáo viên chủ nhiệm hoặc bệnh viện nơi đối tượng cung cấp để xác minh
  • Trường hợp đã chuyển tiền cho đối tượng lừa đảo thì đến trình báo với cơ quan công an để được hướng dẫn xử lý.

       Bên cạnh đó, quý bậc phụ huynh nên thường xuyên theo dõi thông tin trên các nhóm, trang chính thức của nhà trường, theo dõi báo đài về các  hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản hiện nay để nâng cao tinh thần cảnh giác, tránh rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo.  Mạo danh giáo viên báo con đang cấp cứu lừa tiền phụ huynh

4. Câu hỏi liên quan đến Mạo danh giáo viên báo con đang cấp cứu lừa tiền phụ huynh.

Câu hỏi 1: Các hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản phổ biến hiện nay

     Lừa  đảo chiếm đoạt tài sản đang diễn ra với nhiều thủ đoạn phức tạp, tinh vi và biến tướng ra nhiều hình thức khó lường. Chính vì vậy, mọi người dân nên nâng cao cảnh giác, thường xuyên cập nhật tin tức để nắm rõ các thủ đoạn tránh mắc bẫy của đối tượng lừa đảo, dẫn đến tiền mất tật mang.

     Luật Toàn Quốc chung tôi cảnh báo đến quý khách hàng một số hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản phổ biến đang diễn ra hiện nay bao gồm:

  • Hình thức mạo danh cơ quan nhà nước để chiếm đoạt tài sản
  • Hình thức lừa đảo đầu tư ngoại hối
  • Mạo danh giáo viên, bệnh viện,... báo con đang cấp cứu để lừa tiền phụ huynh
  • Mạo danh nhân viên ngân hàng để lừa đảo
  • Hình thức lừa đảo nhận quà miễn phí chỉ cần trả tiền ship
  • Hình thức chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội (facebook, zalo...) lừa đảo vay tiền 
  • Lừa đảo vay tiền qua app
  • Lừa đảo làm nhiệm vụ tiktok để nhận tiền
  • ....

     Các hình thức lừa đảo được thực hiện hoàn toàn trên không gian mạng, hoặc thông qua sms, cuộc gọi mà không gặp mặt trực tiếp nên rất khó kiểm soát và khó truy vết đối tượng lừa đảo. Vì vậy mọi người dân nên nâng cao cảnh giác đồng thời bình tĩnh xử lý nếu như gặp các trường hợp nêu trên

Câu hỏi 2: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử phạt như thế nào?

Pháp luật nước ta quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 về việc xử lý tội phạm lừa đảo chiếm đoạt như sau: 

  • Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

     – Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

     – Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

     – Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

     – Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

     – Có tổ chức;

     – Có tính chất chuyên nghiệp;

     – Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

     – Tái phạm nguy hiểm;

     – Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

     – Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

     – Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

     – Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

     – Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

     – Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

     – Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

     – Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

     – Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về Mạo danh giáo viên báo con đang cấp cứu để lừa tiền phụ huynh

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Châu Anh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178