• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Ly hôn khi bị đơn vắng mặt thì có mở phiên họp tiếp cận, công khai chứng cứ? Trong vụ án ly hôn, không có con, tài sản chung hay nợ chung. Nếu bị đơn vắng..

  • Ly hôn khi bị đơn vắng mặt thì có mở phiên họp tiếp cận, công khai chứng cứ?
  • ly hôn khi bị đơn vắng mặt
  • Tư vấn luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Ly hôn đơn phương khi văng mặt bị đơn

Câu hỏi của bạn:

     Trong vụ án ly hôn, không có con, tài sản chung hay nợ chung. Nếu bị đơn vắng mặt trong suốt quá trình tố tụng thì có mở phiên họp tiếp cận, công khai chứng cứ hay không? Xin cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về ly hôn khi bị đơn vắng mặt

     1. Ly hôn khi bị đơn vắng mặt

     Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, khi ly hôn theo yêu cầu một phía, thủ tục sẽ được tiến hành qua các bước sau:

  • Khởi kiện và thụ lý vụ án
  • Thủ tục hòa giải và chuẩn bị xét xử
  • Phiên tòa sơ thẩm

     Trong giai đoạn hòa giải và chuẩn bị xét xử, Điều 207 BLTTDS quy định một trong những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được là bị đơn đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt. Bên cạnh đó, còn có thủ tục về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải quy định tại Điều 208 BLTTDS. Theo đó, dù vụ án ly hôn không tiến hành hòa giải được thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ.

     Điều 210 BLTTDS quy định về trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải như sau:

     “1. Trước khi tiến hành phiên họp, Thư ký Tòa án báo cáo Thẩm phán về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp đã được Tòa án thông báo. Thẩm phán chủ trì phiên họp kiểm tra lại sự có mặt và căn cước của những người tham gia, phổ biến cho các đương sự về quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của Bộ luật này.      2. Khi kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, Thẩm phán công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hỏi đương sự về những vấn đề sau đây:      a) Yêu cầu và phạm vi khởi kiện, việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi, rút yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất yêu cầu Tòa án giải quyết;      b) Tài liệu, chứng cứ đã giao nộp cho Tòa án và việc gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác;      c) Bổ sung tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án triệu tập đương sự khác, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa;      d) Những vấn đề khác mà đương sự thấy cần thiết.      3. Sau khi các đương sự đã trình bày xong, Thẩm phán xem xét các ý kiến, giải quyết các yêu cầu của đương sự quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp người được Tòa án triệu tập vắng mặt thì Tòa án thông báo kết quả phiên họp cho họ.      4. Thủ tục tiến hành hòa giải được thực hiện như sau:      a) Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án;      b) Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);      c) Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu phản tố của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);      d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; trình bày yêu cầu độc lập của mình (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu độc lập của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);

     đ) Người khác tham gia phiên họp hòa giải (nếu có) phát biểu ý kiến;      e) Sau khi các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất;      g) Thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất.” [caption id="attachment_74528" align="aligncenter" width="435"]ly hôn khi bị đơn vắng mặt Ly hôn khi bị đơn vắng mặt[/caption]

     Như vậy, có thể thấy tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải thì mỗi người tham gia phiên họp lại có một nhiệm vụ riêng. Đối với bị đơn thì trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu phản tố của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có). Nếu bị đơn không tham gia phiên họp trên thì quyền lợi có thể sẽ không đảm bảo được một cách tốt nhất. Khi đó, phiên họp vẫn được tiến hành và Tòa án sẽ thông báo kết quả phiên họp cho họ.

     Ngoài ra, trong vụ án có nhiều đương sự mà có đương sự vắng mặt, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành phiên họp và việc tiến hành phiên họp đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành phiên họp giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên họp. Thẩm phán phải thông báo việc hoãn phiên họp và việc mở lại phiên họp cho đương sự (khoản 3 Điều 209 BLTTDS).

 

 Khởi kiện ly hôn chồng ngoại tinh dẫn tới có con riêng.

     Tôi và chồng tôi kết hôn từ 2010. Và có với nhau 2 cháu. Nhưng chồng tôi nay có sống chung với người đàn bà khác có con chung. Bé mới sinh 7/7/2018. Tôi muốn làm thủ tục ly hôn và kiện ra tòa. Xin tư vấn giúp tôi

Nội dung tư vấn ly hôn và khởi kiện ra tòa

     Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng. Pháp luật có quy định về 2 trường hợp ly hôn đó là: ly hôn đơn phương (ly hôn theo yêu cầu của một bên) và ly hôn thuận tình.       Bạn muốn khởi kiện chồng bạn ra tòa thì bạn phải xác định là khởi kiện để làm gì, để ly hôn hay để xử lý hành vi ngoại tình dẫn đến hậu quả là có con riêng. Thông thường đối với tình huống của bạn thì bạn có thể khởi kiện chồng bạn ra tòa án đề giải quyết về việc ly hôn, còn bạn muốn xử lý hành vi chồng bạn ngoại tình dẫn đến có con riêng thì bạn có thể làm đơn đề nghị UBND xác phường xử lý về hành vi vi pham chế độ hôn nhân 1 vợ một chồng.      Đối với trường hợp ly hôn thì bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
  • Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
  • Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);
  • Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
  • Đơn xin ly hôn đơn phương;
  • Giấy tờ chứng minh về tài sản (nếu có tranh chấp về tài sản).
     Bạn nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn đơn cư trú nếu là đơn phương, còn thuận tình ly hôn thị bạn nộp tại nơi vợ hoặc chồng đang sinh sống. 
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về ly hôn và khởi kiện: Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về về hồ sơ ly hôn, căn cứ ly hôn, thẩm quyền ly hôn, điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn. Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về ly hôn và các vấn đề có liên quan về địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178