• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Lừa đảo tuyển dụng qua mạng hiện nay được diễn ra như thế nào? Cách lấy lại tiền khi đã bị lừa đảo tuyển dụng qua mạng

  • Nâng cao cảnh giác trước các "bẫy" lừa đảo tuyển dụng qua mạng
  • Lừa đảo tuyển dụng qua mạng
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

1. Lừa đảo tuyển dụng qua mạng được hiểu như thế nào?

    Lừa đảo tuyển dụng qua mạng là các đối tượng lừa đảo vẽ ra một công việc hoàn hảo, từ giờ giấc tự do, lương thưởng cực cao, việc nhẹ, đơn giản, không cần bằng cấp hay yêu cầu gì,..

     Tất cả những yếu tố này sẽ khiến cho người dân sơ sẩy mà sập bẫy, như các công việc tuyển dụng yêu cầu tạo tài khoản, làm các nhiệm vụ, thậm chí chuyển tiền đặt cọc để hoàn thành.

Lừa đảo tuyển dụng qua mạng hiện nay

2. Các hình thức về lừa đảo tuyển dụng qua mạng

     Hiện nay, các thông tin về tuyển dụng trên mạng rất phổ biến. Tuy nhiên, cần lưu ý các dấu hiệu dưới đây để phân biệt được đâu là thông tin tuyển dụng lừa đảo hoặc chính thống:

  • Về tài khoản đăng tin tuyển dụng

     Đối với các tin tuyển dụng mang tính lừa đảo, thông thường thông tin “người tuyển dụng” sẽ mập mờ, không đồng nhất.

     Nhiều đối tượng lừa đảo chọn cách mạo danh đại diện cho một, một vài sàn thương mại điện tử hoặc một số nhãn hiệu nổi tiếng trên thị trường với logo, số điện thoại, địa chỉ được sao chép gần như y hệt, khiến cho nạn nhân tin rằng đây là những thông tin tuyển dụng chính thống.      Nhà tuyển dụng lừa đảo có thể sử dụng tài khoản cá nhân để đăng tin tuyển dụng trên các hội nhóm việc làm. 

     Đặc điểm chung đối với các tài khoản này đó là thường quay những video hoặc đăng tải những hình ảnh thể hiện sự giàu có như khoe tiền, check-in ở khách sạn, nhà hàng sang trọng hay mua sắm những món đồ hiệu đắt tiền nhằm tạo niềm tin nơi nạn nhân mà còn thúc đẩy được ham muốn làm giàu của các nạn nhân.

  •  Hình thức tuyển dụng “việc nhẹ lương cao”

     Các bài đăng tin tuyển dụng lừa đảo thường đặt dưới các tiêu đề như: “tuyển cộng tác viên cho Shopee, Tiki, Lazada, Sendo”; “tuyển cộng tác viên tạo tương tác cho dự án hợp tác giữa Shopee với các chủ gian hàng”, “Làm việc tại nhà với mức lương lên đến 500-700k/ngày”; “kiếm 10-20 triệu đồng/tuần không hề khó”;...

     Bài đăng có hình thức sơ sài, không chuẩn theo form mẫu văn phòng, từ ngữ sử dụng không trang trọng, sai chính tả. 

     Độ dài tin tuyển dụng thường rất ngắn.

  • Mức lương, phúc lợi như mơ
  • Tài khoản nạn nhân chuyển tiền đến thường là tài khoản cá nhân

     Tài khoản bạn chuyển tiền thường là tài khoản cá nhân, hoặc nhiều tài khoản cá nhân.

    Nạn nhân được yêu cầu thanh toán đơn đặt hàng, các khoản phí, khoản đặt cọc thông qua việc chuyển tiền vào một tài khoản cá nhân hoặc nhiều tài khoản cá nhân khác nhau thay vì là tài khoản của tổ chức. 

     Tên chủ tài khoản khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền qua lại thường không giống với tên của “nhà tuyển dụng”.  

  •   Tin tuyển dụng được đăng tải nhiều lần, đăng tải tại nhiều nơi hoặc tin tuyển dụng cũ được đăng lại
  •  Phương thức lừa đảo của các “nhà tuyển dụng ma”

     “Người tuyển dụng” chủ động nhắn tin cho người lao động đang muốn tìm việc làm thông qua số điện thoại, facebook, các trang web tuyển dụng.

     Khi nạn nhân đã ứng tuyển thì yêu cầu phỏng vẫn online/phỏng vấn tại một trụ sở công ty giả mạo, sau đó các đối tượng yêu cầu nạn nhân phải đóng các khoản phí, tiền đặt cọc để được làm nhân viên chính thức của công ty và hứa sẽ hoàn lại khi làm việc 3 tháng hay khi kết thúc hợp đồng. 

     Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền hoặc khi phát hiện bị lộ các “nhà tuyển dụng” lập tức khóa các thông tin liên lạc và biến mất.

Quy định hiện hành về lừa đảo tuyển dụng qua mạng

3. Phải làm gì khi bị lừa đảo tuyển dụng qua mạng

  • Khi bị lừa đảo tuyển dụng qua mạng, bạn hãy trao đổi với gia đình, người thân hoặc bạn bè để họ đưa ra hướng giải quyết tốt nhất cho bạn. Lúc này tâm lý của người bị lừa là hoang mang, lo lắng, và bất an nên khó có thể bình tĩnh và nghĩ ra một giải pháp phù hợp.
  • Nếu số tiền từ 2 triệu đồng trở lên, bạn có thể trình báo với cơ quan công an, cơ quan có thẩm quyền để họ hướng dẫn thủ tục làm hồ sơ tố giác tội phạm cho bạn.
  • Khi bạn có nhu cầu tìm việc làm, hãy tham khảo thật kỹ các bài đăng tuyển dụng, liên hệ trực tiếp với bên tuyển dụng, xác minh lại các thông tin mà nhà tuyển dụng đưa ra, không nghe theo các đối tượng trên mạng tư vấn.

     Bạn cần giữ bình tĩnh để thu thập những chứng cứ chứng minh bạn bị lừa đảo như thu thập, chụp ảnh màn hình các tin nhắn, cuộc trò chuyện mà bạn đã trao đổi với các đối tượng. Hoặc sao kê tài khoản ngân hàng của bạn để chứng minh là bạn đã chuyển khoản. Đây là cơ sơ để cơ quan chức năng thực hiện điều tra cụ thể hơn.

4. Lừa vay tiền tuyển dụng bị xử lý thế nào?

     Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, các đối tượng thực hiện lừa đảo thông qua hình thức tuyển dụng để chiếm đoạt tiền của người khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự như sau:

4.1 Xử phạt hành chính

      Theo điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

     Theo khoản 3 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định Người có hành vi trên còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau:

  •  Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
  •  Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm trên.

4.2 Xử lý hình sự

     Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác mà đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) với khung hình phạt như sau:

  • Khung 1:

     Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:

      Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

.....

  • Khung 4:

     Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với đối với người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau:

     Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

      Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

  • Hình phạt bổ sung:

     Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

     Bên cạnh đó, trong trường hợp cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 mà đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cho vay lãi nặng

5. Chuyên mục hỏi đáp:

Câu hỏi 1: Luật sư cho tôi hỏi: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gìTôi cảm ơn!

     Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó.

Câu hỏi 2: Luật sư cho tôi hỏi: Có lấy lại được tiền đã bị lừa đảo tuyển dụng qua mạng không? Tôi cảm ơn!

     Số tiền bạn bị lừa đảo tuyển dụng qua mạng có thể lấy lại được, tuy nhiên khả năng lấy lại được tiền không hề cao. Để lấy lại tiền, bạn chỉ có thể làm đơn tới cơ quan công an điều tra hoặc làm đơn khởi kiện đòi tiền tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Lúc đó, bạn mới có thể lấy lại được số tiền đã mất.

Câu hỏi 3: Các hình thức lừa đảo qua mạng phổ biến hiện nay?

     Bên cạnh hình thức lừa đảo tuyển dụng qua mạng thì hiện nay xuất hiện rất nhiều hình thức lừa đảo khác như:

  • Lừa đảo vay tiền qua app;
  • Mạo danh cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án để lừa đảo;
  • Lừa đảo mạo danh nhân viên ngân hàng, cán bộ cơ quan thuế;
  • Lừa đảo cho số đánh lô đề;
  • Lừa đảo nhân viên y tế báo người thân bị tai nạn cấp cứu... và vô số các hình thức lừa đảo khác.

Câu hỏi 4: Làm thế nào để không bị lừa đảo qua mạng?

     Để tránh trở thành nạn nhân của các hình thức lừa đảo qua mạng, mỗi người dân cần hết sức nâng cao cảnh giác khi nhận được các cuộc gọi điện thoại từ số lạ, không chuyển tiền đến các số tài khoản lạ hoặc chuyển tiền theo yêu cầu của người quen qua mạng hoặc không làm theo yêu cầu của bất cứ người nào xưng là cán bộ cơ quan nhà nước gọi qua điện thoại; giữ bảo mật thông tin cá nhân để tránh bị sử dụng vào mục đích xấu.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178