• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Hình thức lừa đảo đầu tư ngoại hối là gì? Luật Toàn Quốc cảnh báo quý khách hàng về một hình thức lừa đảo tinh vi mới trên không gian mạng

  • Hình thức lừa đảo đầu tư ngoại hối
  • Lừa đảo đầu tư ngoại hối
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Hình thức lừa đảo đầu tư ngoại hối

     Lừa đảo đầu tư ngoại hối là hình thức lừa đảo khá mới và được thực hiện hết sức tinh vi. Lợi dụng tâm lý muốn đầu tư làm giàu nhanh chóng, sinh lợi nhuận cao, ít rủi ro của con người, cùng với sự thiếu hiểu biết, nhẹ dạ cả tin mà các đối tượng lừa đảo dễ dàng thực hiện được các thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản. Đầu tư ngoại hối không hề dễ dàng và không phải ai cũng có thể tham gia đầu tư, không phải tổ chức nào cũng được phép môi giới đầu tư. Mọi người dân nên nâng cao đề phòng, hết sức cảnh giác trước các thủ đoạn dụ dỗ của đối tượng lừa đảo, tránh tiền mất tật mang. Bởi việc tham gia vào các sàn giao dịch ngoại hối trái phép không chỉ đối mặt với rủi ro cao mà còn phải đối diện với việc bị xử phạt vì vi phạm quy định pháp luật. 

1. Ngoại hối là gì?

     Ngoại hối là danh từ dùng để chỉ các phương tiện dùng trong thanh toán quốc tế được cộng đồng quốc tế chấp nhận. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010, ngoại hối bao gồm:

  • Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);
  • Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;
  • Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
  • Vàng thuộc Dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
  • Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.

2. Lừa đảo đầu tư ngoại hối là gì?

     Đầu tư ngoại hối là một hoạt động kinh doanh bằng hình thức tham gia vào các giao dịch trong thị trường ngoại hối nhằm mục đích kiếm lợi nhuận. Những nhà đầu tư ngoại hối sẽ dự đoán biến động tỷ giá của các loại tiền và thực hiện mua bán với nhau, sự chênh lệch về tỷ giá giữa các loại tiền đó chính là phần lợi nhuận được thu về của hình thức đầu tư kiếm tiền này. 

     Đầu tư ngoại hối là hoạt động dễ chơi, dễ kiếm tiền, chỉ với một số vốn tầm vài chục USD bạn đã có thể bắt đầu giao dịch, nhưng song song với đó, hình thức kiếm tiền này cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro khiến người chơi lao đao và có khả năng mất trắng. Việt Nam hiện đang có khoảng trên 300 sàn giao dịch ngoại hối trái phép kêu gọi mọi người đầu tư được gọi chung với thuật ngữ là "Forex", "chơi Forex", "đầu tư trên sàn Forex",...

     Ở nước ta quy định rất rõ chỉ những tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc các tổ chức khác được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận mới được phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối. 

     Việc dụ dỗ người dân tham gia đầu tư vào các sàn giao dịch ngoại hối trái phép để thu lợi bất chính này chính là hình thức lừa đảo đầu tư ngoại hối. Về bản chất, đây chính là một dạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

3. Hình thức lừa đảo đầu tư ngoại hối được thực hiện như thế nào?

     Lừa đảo đầu tư ngoại hối là một hình thức lừa đảo khá phổ biến hiện nay. Nắm bắt tâm lý muốn đầu tư làm giàu nhanh chóng - dễ dàng - lợi nhuận cao của con người, đối tượng lừa đảo sẽ bắt đầu tiến cận, rủ rê, mời chào với những hứa hẹn, cam kết sinh lãi cao, có thể hoàn vốn về nhanh chóng,... để dụ dỗ các nhà đầu tư tham gia.

     Hành vi lừa đảo này được thực hiện hoàn toàn trên không gian mạng, đối tượng lừa đảo sẽ tếp cận thông qua các trang mạng xã hội điện tử như Facebook, Zalo,.... Để tăng độ uy tín, họ có thể tạo lập các group hùng mạnh với hàng nghìn người tham gia, hàng ngày luôn có người gửi tin thông báo đầu tư thành công, thu lợi nhuận cao. 

     Thông thường thời gian đầu các đối tượng lừa đảo sẽ mời các nhà đầu tư tham gia đặt lệnh giao dịch với số vốn nhỏ, lúc này họ sẽ để người chơi thắng và thu được lợi nhuận, cùng với đó số vốn đầu tư ban đầu vẫn có thể rút về tài khoản của mình để lấy lòng tin. Sau khi có được niềm tin, đối tượng lừa đảo sẽ dùng các thủ đoạn mời chào đặt lệnh lớn dễ trúng hơn, hoặc tham gia sàn Forex khác có mức sinh lời cao hơn,... kèm theo đó là cam kết thu được lãi cao để dụ dỗ nhà đầu tư tiếp tục nạp một số tiền đầu tư lớn vào tài khoản để tham gia. Lúc này các vấn đề sẽ  bắt đầu phát sinh như: Thực hiện sai thao tác, đặt sai lệnh,... dẫn đến mất tiền, khóa tài khoản và nhà đầu tư sẽ không thể rút được tiền về dễ dàng như trước. Tuy nhiên thực tế, người chơi không những không rút được số tiền đầu tư đã nộp vào tài khoản, mà còn mất thêm chi phí thực hiện yêu cầu nêu trên.

     Thực chất việc giao dịch này là giao dịch giữa nhà đầu tư với chính đối tượng lừa đảo, toàn bộ số tiền đầu tư, tiền thua lỗ của các nhà đầu tư đều rơi vào tay các đối tượng này. Các sàn Forex được các đối tượng quản trị thiết kế với các chức năng can thiệp vào tài khoản của các khách hàng như: tự đặt lệnh vào tài khoản khách hàng, thay đổi số dư tiền trên tài khoản, can thiệp vào quá trình đặt lệnh như kéo dài độ trễ của lệnh, kéo giãn khoảng giá mua và bán, ... . Trường hợp nhà đầu tư thắng nhiều, chủ sàn sẽ can thiệp các kỹ thuật như: Chặn quyền truy cập tài khoản, tự đặt lệnh khống, dẫn đến cháy tài khoản và không thể rút được tiền. Cuối cùng, khi đã chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư, các đối tượng đánh sập sàn giao dịch để tránh sự truy vết của cơ quan công an và nhà đầu tư không thể đi đòi tiền. 

     Chiêu trò lừa đảo ngày càng biến tướng tinh vi ra nhiều hình thức, lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin và ham muốn làm giàu nhanh chóng của con người. Hiện nay nạn nhân của chiêu trò lừa đảo đầu tư ngoại hối ngày càng tăng lên, nhiều người may mắn phát hiện sớm nên chỉ thua lỗ số tiền nhỏ, nhưng có rất nhiều nạn nhân mất lên đến hàng ngàn tỷ đồng, việc tố giác lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết vô cùng khó khăn, tỷ lệ đòi được tiền đầu tư về tay gần như bằng không. Vì vậy mọi người cần hết sức cảnh giác. Hình thức lừa đảo đầu tư ngoại hối

4. Làm sao để nhận biết hành vi lừa đảo đầu tư ngoại hối?

     Việc lừa đảo đầu tư ngoại hối diễn ra hoàn toàn trên không gian mạng, vì vậy rất khó kiểm soát, khó đối chứng và trong trường hợp bị mất tiền oan thì người chơi sẽ không biết đi đâu, tìm ai để đòi lại. Chính vì vậy, cần phải nâng cao cảnh giác và luôn tỉnh táo trong mọi trường hợp. Việc nhận biết bản thân đang bị lừa đảo trong lĩnh vực đầu tư ngoại hối không khó, một số dấu hiệu của hành vi lừa đảo này thường là:

  • Đầu tư sinh lời nhanh chóng, ít rủi ro hoặc thậm chí không rủi ro, lợi nhuận cao cùng với hàng loạt cam kết đảm bảo khác
  • Các dự án đầu tư siêu lớn, trị giá hàng tỷ đô, tiềm năng cao nhưng không thể tìm kiếm thấy thông tin 
  • Các sàn ngoại hối lừa đảo thường không rút được tiền, bị khóa tài khoản,..
  • Yêu cầu nộp các khoản chi phí để thực hiện việc rút tiền, đặt lệnh,....
  • Các công ty lừa đảo không có thông tin cụ thể, không cung cấp được các giấy tờ chứng minh được Nhà nước cấp phép hoạt động
  • Địa chỉ đặt trụ sở mà các công ty lừa đảo cung cấp không thể tìm thấy, không có thật
  • ...

     Chính vì sự mù mờ thông tin, không nắm rõ quy định pháp luật và cùng sự nhẹ dạ cả tin mà các nạn nhân  dễ dàng bị đối tượng lừa đảo thực hiện các hành vi lừa đảo của mình.

5. Câu hỏi liên quan đến Hình thức lừa đảo đầu tư ngoại hối

Câu hỏi 1: Đầu tư ngoại hối có phải là hành vi vi phạm pháp luật không?

     Tại Điều 36 Pháp lệnh Ngoại hối 2005, sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định như sau:

Điều 36. Nguyên tắc kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối ở trong nước và nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận bằng văn bản.

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phạm vi kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối ở trong nước và nước ngoài, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác.

  Theo đó, nếu như tham gia đầu tư ngoại hối tại các tổ chức được Ngân hàng nhà nước Việt Nam chấp thuận cấp phép hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối thì sẽ không vi phạm pháp luật.

    Trường hợp tham gia đầu tư ngoại hối tại các tổ chức không được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận ( ví dụ như các sàn giao dịch ngoại hối của đối tượng lừa đảo) sẽ được coi là vi phạm pháp luật. Lúc này những người bị lừa đảo không những đối mặt với nhiều rủi ro như bị mất số tiền tham gia đầu tư, mà còn vi phạm quy định pháp luật và sẽ bị xử phạt.

Câu hỏi 2: Người tham gia đầu tư ngoại hối trên các sàn giao dịch lừa đảo bị xử phạt như thế nào?

     Như đã phân tích ở trên, tham gia đầu tư ngoại hối trên các sàn giao dịch ngoại hối của các đối tượng lừa đảo là vi phạm pháp luật, việc mua bán tiền lúc này sẽ được cho là mua bán ngoại tệ trái phép và sẽ bị xử phạt. Căn cứ theo Điều 23 Nghị định 88/2019/ND-CP quy định về mức xử phạt như sau:

  • Phạt cảnh cáo trong trường hợp 

     Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);

     Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đối ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);

    Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.

  •  Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

     Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;

     Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đối ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đối ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;

     Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần; thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.

  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

      Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 đôla Mỹ đến dưới 100.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);

      Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đối ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 đôla Mỹ đến dưới 100.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);

     Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bàng ngoại tệ có giá trị từ 10.000 đôla Mỹ đến dưới 100.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật;

      Mua, bán ngoại tệ không đúng tỷ giá quy định của Ngân hàng Nhà nước, trừ trường hợp quy định tại điểm đ và điểm m khoản 4 Điều này; thu phí giao dịch ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về Hình thức lừa đảo đầu tư ngoại hối Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.  Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Châu Anh  

 
 
 
 
 
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178