Án lệ trong Bộ luật dân sự năm 2015 được áp dụng như thế nào?
15:43 15/08/2017
Án lệ trong Bộ luật dân sự năm 2015 được áp dụng như thế nào ?, Như vậy theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 8 Nghị quyết số 03/2015 nêu trên...
- Án lệ trong Bộ luật dân sự năm 2015 được áp dụng như thế nào?
- Án lệ trong Bộ luật dân sự năm 2015
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Án lệ trong Bộ luật dân sự năm 2015 được áp dụng như thế nào?
Kiến thức của bạn:
Kiến thức của luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật dân sự năm 2015
- Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP
Nội dung tư vấn: Án lệ trong Bộ luật dân sự năm 2015 được áp dụng như thế nào?
1. Án lệ trong Bộ luật dân sự năm 2015 là gì?
Khái niệm án lệ được định nghĩa tại Điều 1 và Điều 2 của Nghị quyết số 03/2015. Điều 1 Nghị quyết số 03/2015 định nghĩa: “Án lệ là những lập luận; phán quyết trong bản án; quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể”. Với định nghĩa này; thì khái niệm án lệ là chưa đủ rõ về mặt nội dung. Do đó; Điều 2 Nghị quyết số 03/2015 đã tiếp tục cụ thể hóa nội dung của án lệ, theo đó án lệ là “những lập luận làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau; phân tích; giải thích các vấn đề; sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc; đường lối xử lý; quy phạm pháp luật cần áp dụng
Như vậy tựu chung lại ta có thể hiểu án lệ như sau: " Án lệ là những lập luận; phán quyết trong bản án; quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Toà án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.
Đồng thời án lệ còn phải chứa đựng lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau; phân tích; giải thích các vấn đề; sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc; đường lối xử lý; quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể; có tính chuẩn mực và có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; bảo đảm những vụ việc có tình tiết; sự kiện pháp lý như nhau thì phải được giải quyết như nhau. [caption id="attachment_46502" align="aligncenter" width="386"] Án lệ trong Bộ luật dân sự năm 2015[/caption]
2. Án lệ trong Bộ luật dân sự năm 2015 được áp dụng như thế nào?
Theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 8 Nghị quyết số 03/2015 thì: “Khi xét xử, thẩm phán, hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ để giải quyết các vụ việc tương tự, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý giống nhau phải được giải quyết như nhau. Trường hợp áp dụng án lệ thì... tính chất, tình tiết vụ việc tương tự được nêu trong án lệ và tính chất, tình tiết vụ việc đang được giải quyết, vấn đề pháp lý trong án lệ phải được viện dẫn, phân tích, làm rõ trong bản án, quyết định của Toà án”.
Như vậy, theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 8 Nghị quyết số 03/2015 nêu trên, để áp dụng án lệ, thì có hai vấn đề phải xác định cho được là các tình tiết khách quan và vấn đề pháp lý cần được giải quyết trong vụ việc dân sự mà Tòa án đã thụ lý có giống với các tình tiết khách quan và vấn đề pháp lý đã được giải quyết trong bản án, quyết định có chứa đựng án lệ hay không. Do đó, trong quá trình nghiên cứu, áp dụng án lệ, cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, nguồn gốc của sự giống nhau giữa vụ án dân sự này với vụ án dân sự khác hoặc giữa việc dân sự này với việc dân sự khác là xuất phát từ việc tranh chấp hoặc yêu cầu trong vụ việc dân sự đó phát sinh từ cùng một loại quan hệ dân sự. Tuy nhiên, cho dù phát sinh từ cùng một loại quan hệ dân sự, cần phải khẳng định rằng trên thực tế không có các vụ việc dân sự mà các tình tiết khách quan của vụ việc này lại giống hoàn toàn với vụ việc khác.
Thứ hai, trong mỗi vụ việc dân sự thì các vấn đề pháp lý mà các đương sự yêu cầu Tòa án giải quyết là khác nhau, theo đó có vấn đề pháp lý thì đã được pháp luật quy định rõ, hướng dẫn chi tiết hoặc có vấn đề pháp lý lại chưa được pháp luật quy định hoặc quy định chưa đủ rõ và chi tiết để thực hiện
Tóm lại, để áp dụng được án lệ, thì vụ việc dân sự mà Tòa án đã thụ lý cần đáp ứng được hai điều kiện:
- Có sự tương đồng hoặc tương tự về các tình tiết khách quan cơ bản của vụ việc dân sự đang giải quyết với các tình tiết khách quan cơ bản của vụ việc dân sự trong bản án, quyết định có chứa đựng án lệ;
- Vấn đề pháp lý cần được giải quyết trong vụ việc dân sự mà Tòa án đã thụ lý cũng tương đồng hoặc tương tự như vấn đề pháp lý đã được giải quyết bằng án lệ.
- Áp dụng tưng tự pháp luật theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015
- Áp dụng tập quán để giải quyết các quan hệ pháp luật dân sự
- Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;