Làm gì khi bên vay tiền bỏ trốn?
10:09 25/08/2019
Làm gì khi bên vay tiền bỏ trốn? Chào luật sư! Vào tháng 10/2016, em có cho ông N.H.Đ vay 36,000,000vnd. Theo thoả thuận thì ông Đ sẽ trả góp em mỗi ngày
- Làm gì khi bên vay tiền bỏ trốn?
- làm gì khi bên vay tiền bỏ trốn
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
LÀM GÌ KHI BÊN VAY TIỀN BỎ TRỐN?
Câu hỏi của bạn:
Chào luật sư! Vào tháng 10/2016, em có cho ông N.H.Đ vay 36,000,000vnd. Theo thoả thuận thì ông Đ sẽ trả góp em mỗi ngày 300,000/ngày và hạn chót là vào tháng 2/2017, không có lãi suất. Hai bên có viết hợp đồng vay mượn. Nhưng trong thời gian đó, ông Đức không trả góp em đúng ngày, hiện tại chỉ trả được 6 triệu. Vào tháng 12/2016 thì ông Đ bỏ trốn, em không liên lạc hay tìm thấy. Hiện tại là trễ hơn thời gian trả nợ 2 tháng. Em chỉ giữ hợp đồng vay mượn, giấy CMND photo và hộ khẩu photo.
Luật sư cho em hỏi:
- Hiện giờ, em có thể kiện để thu hồi số tiền còn lại không?
- Do ông Đ bỏ trốn nên ai có trách nhiệm trả nợ cho em?
- Nếu kiện được thì thủ tục và chi phí kiện thế nào?
Em xin cảm ơn!
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn
-
Hiện giờ, em có thể kiện để thu hồi số tiền còn lại không?
Theo quy định của pháp luật thì hợp đồng vay tài sản không bắt buộc phải lập văn bản, cũng không bắt buộc phải có công chứng, chứng thực hợp đồng. Đối với các hợp đồng vay tài sản mà bên cho vay là các tổ chức tín dụng thì thực hiện theo Luật các tổ chức tín dụng 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đối với các hợp đồng vay tài sản mà bên cho vay là các tổ chức, cá nhân khác thì được điều chỉnh bởi các quy định của Bộ luật dân sự.
Điều 463 BLDS quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Như vậy, hợp đồng vay tài sản giữa các cá nhân thì không cần phải công chứng, chứng thực, chỉ cần giao kết bằng văn bản, hai bên ký hoặc bằng hành vi là có hiệu lực pháp. Nếu một bên vi phạm thì bên kia có quyền khởi kiện tới tòa án để được xem xét giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Bên cạnh đó, Điều 105 BLDS quy định: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Theo đó giữa bạn và ông Đ đã ký kết một hợp đồng cho vay tiền, giờ đã quá hạn trả tiền 2 tháng, bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện để thu hồi số tiền còn lại. [caption id="attachment_25674" align="aligncenter" width="357"] Làm gì khi bên vay tiền bỏ trốn?[/caption]
-
Do ông Đ bỏ trốn nên ai có trách nhiệm trả nợ cho em?
Theo Điều 466 BLDS 2015 quy định:
"Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."
Như vậy, thì bên vay có nghĩa vụ trả đủ tiền khi đến hạn. Trường hợp người này trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa án để Tòa án giải quyết. Hiện tại, ông Đ là người duy nhất có trách nhiệm trả nợ cho bạn. Chỉ khi ông Đ mất thì nghĩa vụ mới được chuyển giao cho những người thuộc diện thừa kế của ông.
-
Nếu kiện được thì thủ tục và chi phí kiện thế nào?
Thứ nhất, về trình tự, thủ tục khởi kiện, bạn có thể tham khảo bài viết sau: Thủ tục khởi kiện vụ án dân sự theo quy định pháp luật.
Thứ hai, về chi phí khởi kiện. Theo quy định tại Điều 26 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì:
- Bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận.
- Nguyên đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn không được Tòa án chấp nhận.
Vì vụ án của bạn là khởi kiện về việc bên vay không thực hiện đúng nghĩa vụ theo hợp đồng, yêu cầu của bạn là một số tiền nên đây được xác định là vụ án dân sự có giá ngạch. Đối chiếu với danh mục án phí được ban hành trong Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì trường hợp của bạn thuộc tranh chấp về dân sự với mức thu là 5% giá trị tài sản có tranh chấp.
Như vậy, nếu bạn khởi kiện và yêu cầu của bạn được chấp nhận thì mức án phí sẽ do ông Đ chịu toàn bộ. Ngược lại, nếu yêu cầu của bạn không được Tòa án chấp nhận thì bạn sẽ phải chịu án phí, tương đương với 5% giá trị tài sản có tranh chấp.
Bài viết tham khảo:
- Vay tiền của công ty tài chính mà không trả thì bị xử lý như thế nào
- Cho vay tiền không thỏa thuận ngày trả thì phải xử lý như thế nào
Để được tư vấn chi tiết về việc phải làm gì khi bên vay tiền bỏ trốn quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn.