Lãi suất cho vay quá cao không trả được nợ nên bị kiện ?
14:13 22/07/2019
Lãi suất cho vay quá cao không trả được nợ nên bị kiện ? Mức lãi suất 8 %/ ..... điều 468 Bộ luật dân sự 2015 quy định mức lãi suất cho vay quá cao ...
- Lãi suất cho vay quá cao không trả được nợ nên bị kiện ?
- lãi suất cho vay quá cao
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
LÃI SUẤT CHO VAY QUÁ CAO KHÔNG TRẢ ĐƯỢC NỢ NÊN BỊ KIỆN ?
Câu hỏi của bạn:
Ba chồng em đứng tên vay cho vợ chồng em nuôi tôm. Khi ký hợp đồng do ba không biết lãi 8% 1 tháng cứ nghĩ 8% là bằng ngân hàng nhà nước nên vay. Giờ vợ chồng em làm kinh tế gặp khó khăn nên trả góp cho công ty còn 2 tháng nữa là chấm dứt hợp đồng. Nhưng 2 năm nay vợ chồng em có thêm con nhỏ, chồng thì hay bệnh làm kiếm tiền rất khó. Công ty đó thì cứ gọi và nhắn tin miết cho người thân không giờ giấc.phần thì cho người của cty tới thu em nạp mà lãi trở thành nợ quá hạn tăng lên.Gửi thư của Công ty luật hợp danh đại diện sẽ kiện ra tòa.
Câu trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc.Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật dân sự 2015
Nội dung tư vấn Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
Theo những thông tin mà bạn cung cấp, thì hiện tại bạn và bên công ty cho vay đã tồn tại hợp đồng cho vay. Nếu không rơi vào các trường hợp trên thì bố chồng bạn và bên công ty kia hoàn toàn có đủ điều kiện để giao kết hợp đồng. Theo đó các bên khi tham gia giao kết hợp đồng có quyền thỏa thuận, thương lượng các vấn đề và có trách nhiệm phải kiểm tra đầy đủ thông tin được đưa ra trước khi ký kết. Trong trường hợp có các dấu hiệu được quy định tại điều 123 đến điều 129 Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng đó bị vô hiệu. Bao gồm:
Theo điều 468 Bộ luật dân sự quy định vấn đề lãi suất như sau
Điều 468. Lãi suất
1.Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2.Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.
Như vậy đối chiếu với trường hợp của bạn, giả sử mức lãi suất đưa ra là 8 %/ tháng như vậy sẽ tương đương với 8% X 12 = 96 % / năm. Như vậy, mức lãi suất này cao hơn với mức lãi suất quy định.
Nếu công ty Luật thay mặt công ty cho bạn vay khởi kiện ra tòa, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu phản tố về vấn đề lãi suất này.
Bạn và bên công ty cho vay tồn tại hợp đồng cho vay, chính vì vậy, trong trường hợp này bạn không thực hiện được đầy đủ trách nhiệm trả nợ đúng hạn của mình nên bên phía công ty kia hoàn toàn có quyền khởi kiện bạn ra tòa theo quy định của điều 186.
Điều 186. Quyền khởi kiện vụ án
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn.Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo:
Không biết về lãi suất cao , hợp đồng có vô hiệu không?
Quy định của pháp luật về lãi suất cho vay
Quyền khởi kiện của công ty cho vay