Ký hợp đồng đào tạo nghề với NLĐ doanh nghiệp phải đóng BHXH cho NLĐ không
09:07 29/01/2018
Ký hợp đồng đào tạo nghề với NLĐ doanh nghiệp phải đóng BHXH cho NLĐ không? ký hợp đồng đào tạo nghề với NLĐ để làm việc cho DN có phải đóng BHXH không
- Ký hợp đồng đào tạo nghề với NLĐ doanh nghiệp phải đóng BHXH cho NLĐ không
- doanh nghiệp phải đóng BHXH cho NLĐ
- Hỏi đáp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Doanh nghiệp phải đóng BHXH cho NLĐ
Kiến thức của bạn:
Ký hợp đồng đào tạo nghề với NLĐ doanh nghiệp phải đóng BHXH cho NLĐ không
Kiến thức của luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về doanh nghiệp phải đóng BHXH cho NLĐ cho chúng tôi qua địa chỉ Email: [email protected]. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
Nội dung tư vấn về doanh nghiệp phải đóng BHXH cho NLĐ
1. Ký hợp đồng đào tạo nghề
Theo Khoản 1 Điều 61: “Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí.
Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản."
Tuy doanh nghiệp không phải đăng ký hoạt động dạy nghề, nhưng căn cứ theo quy định tại Điều 60 thì người sử dụng lao động về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề, sẽ có một số trách nhiệm sau: “1. Người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình; đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác cho mình. 2. Người sử dụng lao động phải báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh trong báo cáo hằng năm về lao động.”
Về vấn đề đóng bảo hiểm xã hội, căn cứ vào điểm a,b Khoản 1 Điều 2 luật Bảo hiểm xã hội 2014: “Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;"
Ở điều luật trên, pháp luật không quy định người lao động ký hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp họ được đào tạo để đủ tiêu chuẩn làm việc cho doanh nghiệp thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội. Do đó, trong trường hợp này nếu nói doanh nghiệp phải đóng BHXH cho NLĐ là trái với quy định của pháp luật.
=> Như vậy, người lao động đang được đào tạo nghề thì doanh nghiệp sẽ không có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho những đối tượng này. [caption id="attachment_72976" align="aligncenter" width="384"] Doanh nghiệp phải đóng BHXH cho NLĐ[/caption]
2. Ký hợp đồng đào tạo nghề giữa doanh nghiệp và người lao động
Trường hợp này, doanh nghiệp phải đóng BHXH cho NLĐ theo Khoản 3 Điều 62 luật Lao động 2012: " Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài. “.
Vì ở đây, doanh nghiệp và người lao động vẫn đang có quan hệ lao động, người lao động đang là người làm công ăn lương tại doanh nghiệp với doanh nghiệp ký kết, thực hiện hợp đồng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghề với họ. Việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề có thể được thực hiện ở trong nước hoặc ở nước ngoài; có thể sử dụng nguồn tài chính từ doanh nghiệp hoặc từ đối tác của doanh nghiệp tài trợ; đều phải ký hợp đồng đào tạo nghề.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
-
Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động
-
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động
Để được tư vấn chi tiết về doanh nghiệp phải đóng BHXH cho NLĐ, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.