Kiện chồng ngoại tình khi chỉ có tin nhắn có được không
16:59 07/01/2020
Như vậy, tin nhắn là nhìn được, đọc được nhưng để được công nhận là chứng cứ thì phải có văn bản xác nhận hoặc xuất xứ của tài liệu đó...
- Kiện chồng ngoại tình khi chỉ có tin nhắn có được không
- Kiện chồng ngoại tình khi chỉ có tin nhắn
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Kiện chồng ngoai tình khi chỉ có tin nhắn
Câu hỏi của bạn về việc kiện chồng ngoai tình khi chỉ có tin nhắn
Dạ, cho em hỏi: Vợ chồng em kết hôn từ năm 2015. Trong thời gian sống chung, hai vợ chồng thường xảy ra mâu thuẫn, cãi vã do bất đồng quan điểm. Một thời gian sau, em phát hiện chồng em phát sinh tình cảm với một người phụ nữ khác thông qua những tin nhắn trên điện thoại của chồng. Với những tin nhắn đó thì em có thể kiện chồng mình và người phụ nữ kia về tội ngoại tình không, nếu chồng em muốn ly hôn nhưng em không đồng ý ly hôn thì được không?
Câu trả lời của Luật sư về việc kiện chồng ngoai tình khi chỉ có tin nhắn
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về kiện chồng ngoại tình khi chỉ có tin nhắn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về kiện chồng ngoại tình khi chỉ có tin nhắn như sau:
1. Cơ sở pháp lý về việc kiện chồng ngoai tình khi chỉ có tin nhắn
2. Nội dung tư vấn về việc kiện chồng ngoai tình khi chỉ có tin nhắn
Theo yêu cầu tư vấn của bạn, bạn cần chúng tôi hỗ trợ về việc tư vấn tin nhắn trên điện thoại chồng bạn có phải bằng chứng ngoại tình hay không? Đối với câu hỏi trên, dựa trên thông tin bạn cung cấp và theo quy định pháp luật chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: [caption id="attachment_187473" align="aligncenter" width="500"] Kiện chồng ngoại tình khi chỉ có tin nhắn[/caption]2.1.Về vấn đề kiện chồng ngoại tình ngoại tình
Như thông tin mà bạn cung cấp thì bạn mới chỉ đọc được tin nhắn có nội dung ngoại tình của chồng bạn. Đây chỉ được coi là dấu hiệu ngoại tình, chứ chưa đủ căn cứ để bạn có thể khởi kiện được.
Điều 93 BLTTDS 2015 giải thích như sau:
Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.
Điều 94 BLTTDS 2015 quy định chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
Việc xác định chứng cứ được coi là hợp pháp và phù hợp với quy định của pháp luật. Để được coi là chứng cứ quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thì việc xác định chứng cứ từ từng loại nguồn chứng cứ cụ thể như sau:
Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
Như vậy, tin nhắn là nhìn được, đọc được nhưng để được công nhận là chứng cứ thì phải có văn bản xác nhận hoặc xuất xứ của tài liệu đó. Nhưng việc xác định xuất xứ của tin nhắn là rất khó bởi không thể xác định được:
- Sim điện thoại gửi tin nhắn có phải là của người phụ nữ kia gửi cho chồng bạn.
- Không chứng minh được người nhắn tin cho chồng bạn chính là người tình của chồng bạn.
Do đó, tin nhắn điện thoại sẽ khó được tòa án công nhận là chứng cứ tại Tòa án. Tin nhắn chỉ là một yếu tố để Tòa án xem xét việc ngoại tình của chồng bạn. Bạn cần phải thu thập thêm các nguồn chứng cứ khác để có thể làm sáng tỏ tình tiết của vụ việc.
2.2. Về vấn đề ly hôn
Theo Điều 91 Luật Hôn nhân và gia đình, khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà việc hòa giải tại tòa không thành thì tòa án xem xét, giải quyết việc ly hôn. Như vậy, việc tòa ra quyết định chấm dứt quan hệ hôn nhân không nhất thiết phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng. Trong trường hợp người vợ không đồng ý, người chồng có quyền đề nghị tòa giải quyết ly hôn mà không cần ý kiến của người vợ. Tòa sẽ xem xét, nếu nhận thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được, thì ra bản án ly hôn.
Với việc phân chia tài sản, trách nhiệm nuôi con, nếu hai vợ chồng tự thỏa thuận được thì trong đơn xin ly hôn ghi rõ chỉ xin tòa giải quyết việc ly hôn. Ngược lại, đơn gửi tòa ghi rõ yêu cầu tòa phân chia tài sản, con cái.
=> Về nguyên tắc, tài sản riêng của ai thì sau khi ly hôn thuộc về người đó, tài sản chung chia đôi nhưng có căn cứ vào tình trạng tài sản, hoàn cảnh riêng của hai bên, công sức đóng góp của từng người trong việc duy trì, phát triển khối tài sản đó. Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành, nếu bị đơn được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì tòa đưa vụ án ra xét xử. Do đó việc giải quyết ly hôn có thể tiến hành ngay cả khi bạn không đồng ý. Kết luận: về nguyên tắc, khi giải quyết ly hôn đơn phương mà chỉ có tin nhắn nghi ngờ chồng ngoại tình là rất khó để bạn có thể tiến hành thủ tục tố tụng ly hôn tại tòa án nhân dân. Bạn cần phải thu thập thêm các thông tin, chứng cứ, tài liệu khác để chứng minh cho yêu cầu của mình. Về con cái và tài sản nếu hai bên không đưa ra ý kiến riêng thì Tòa án nhân dân sẽ giải quyết theo quy định pháp luật.
Bài viết tham khảo:
Để được tư vấn chi tiết về việc kiện chồng ngoai tình khi chỉ có tin nhắn, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900 6500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Ngọc Ánh