Không đeo khẩu trang nơi công cộng bị phạt bao nhiêu tiền?
13:58 07/08/2020
Mức xử phạt và thẩm quyền xử phạt khi không đeo khẩu trang nơi công cộng theo quy định năm 2020 được quy định như thế nào?
- Không đeo khẩu trang nơi công cộng bị phạt bao nhiêu tiền?
- xử phạt khi không đeo khẩu trang nơi công cộng
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
XỬ PHẠT KHI KHÔNG ĐEO KHẨU TRANG NƠI CÔNG CỘNG
Câu hỏi của bạn về xử phạt khi không đeo khẩu trang nơi công cộng:
Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: không đeo khẩu trang nơi công cộng bị phạt bao nhiêu tiền? Ai có thẩm quyền xử phạt? Mong Luật sư tư vấn giúp! Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư về xử phạt khi không đeo khẩu trang nơi công cộng:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về xử phạt khi không đeo khẩu trang nơi công cộng, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về xử phạt khi không đeo khẩu trang nơi công cộng như sau:
1. Cơ sở pháp lý về xử phạt khi không đeo khẩu trang nơi công cộng:
- Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007;
- Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;
2. Nội dung tư vấn về xử phạt khi không đeo khẩu trang nơi công cộng:
Những ngày cuối tháng 7/2020 đã trôi qua với sự bùng phát trở lại của dịch bệnh Covid-19 ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Thực tế này một lần nữa cho thấy tính chất nguy hiểm cùng những diễn biến phức tạp của dịch bệnh này đã gây ra những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về kinh tế, văn hóa, giáo dục... ở nước ta.
Do đó, để góp phần đẩy lùi dịch bệnh cần nhất quán phương châm “chống dịch như chống giặc”, duy trì tốt các biện pháp phòng chống dịch sẽ là tiền đề quan trọng để chúng ta tiếp tục khống chế có hiệu quả dịch bệnh Covid-19; không để dịch bệnh bùng phát gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của người dân. Và mỗi người dân, mỗi gia đình sẽ là những pháo đài vững chắc trong công cuộc phòng, chống dịch bệnh bằng cách chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương của Nhà nước thông qua các việc làm đơn giản như: không tập trung đông người, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước rửa tay, đeo khẩu trang nơi công cộng...
2.1 Quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm
Tại Điều 8 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 có quy định:
Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
2. Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
3. Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
4. Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.
5. Phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm.
6. Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này.
7. Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Theo đó, căn cứ quy định tại Khoản 7 nêu trên, các hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền như: tập trung đông người, không đeo khẩu trang nơi công cộng... là các hành vi bị cấm.
Pháp luật cũng có chế tài xử phạt đối với người thực hiện các hành vi bị cấm theo quy định. [caption id="attachment_200531" align="aligncenter" width="450"] xử phạt khi không đeo khẩu trang nơi công cộng[/caption]
2.2 Mức xử phạt khi không đeo khẩu trang nơi công cộng là bao nhiêu?
Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch như sau:
Điều 11. Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;
b) Không thông báo Ủy ban nhân dân và cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn về các trường hợp mắc bệnh dịch theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Che dấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch;
b) Không thực hiện hoặc từ chối thực hiện các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tham gia chống dịch theo quyết định huy động của Ban Chỉ đạo chống dịch;
b) Thực hiện việc thu phí khám và điều trị đối với trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
c) Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực vật và vật khác là trung gian truyền bệnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều này.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;
b) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh;
c) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch thuộc nhóm A;
b) Đưa ra khỏi vùng có dịch thuộc nhóm A những vật phẩm, động vật, thực vật, thực phẩm và hàng hóa khác có khả năng lây truyền bệnh dịch;
c) Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác là trung gian truyền bệnh thuộc nhóm A.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện yêu cầu kiểm tra và xử lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi ra khỏi vùng có dịch trong tình trạng khẩn cấp về dịch;
b) Không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch;
c) Đưa người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch;
d) Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác có nguy cơ làm lây lan bệnh dịch sang người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
b) Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước;
c) Buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 5 và Điểm d Khoản 6 Điều này.
Việc đeo khẩu trang nơi công cộng là biện pháp có ý nghĩa vô cùng quan trọng góp phần hạn chế dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, vừa là để bảo vệ chính bản thân mình, vừa để bảo vệ những người xung quanh.
Hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng tức là đang không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế, theo quy định tại Khoản 1 nêu trên, hình thức xử phạt đối với hành vi này là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. [caption id="attachment_200530" align="aligncenter" width="450"] xử phạt khi không đeo khẩu trang nơi công cộng[/caption]
2.3 Thẩm quyền xử phạt khi không đeo khẩu trang nơi công cộng
Khoản 1 Điều 89 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Ngoài ra, Khoản 1 Điều 90 Nghị định 176/2013/NĐ-CP cũng quy định:
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 300.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Tóm lại, với hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay là hành vi coi thường sức khỏe của bản thân và của những người xung quanh, làm gia tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh và khó kiểm soát tình trạng lây lan trong cộng đồng. Hình thức xử phạt đối với hành vi này là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng và cơ quan có thẩm quyền xử phạt là Ủy ban nhân dân cấp xã vã Thanh tra y tế. Mức xử phạt tuy không cao nhưng đây sẽ là biện pháp mang tính răn đe để nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh đối với người dân.
Bài viết tham khảo:
- Chỉ thị số 11/CT-TTg về ứng phó với dịch covid-19;
- Chỉ thị 19/CT-TTg về thực hiện biện pháp phòng chống dịch Covid-19;
Để được tư vấn chi tiết về xử phạt khi không đeo khẩu trang nơi công cộng quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật dân sự: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Chuyên viên: Quỳnh Mai