• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Khởi kiện khi không xác định được nơi cư trú của bị đơn giải quyết như thế nào? Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể

  • Khởi kiện khi không xác định được nơi cư trú của bị đơn giải quyết như thế nào?
  • không xác định được nơi cư trú của bị đơn
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

KHỞI KIỆN KHI KHÔNG XÁC ĐỊNH ĐƯỢC NƠI CƯ TRÚ CỦA BỊ ĐƠN

Kiến thức của bạn:

     Khởi kiện khi không xác định được nơi cư trú của bị đơn giải quyết như thế nào?

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

     Hầu hết các tranh chấp dân sự hiện nay,  bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn còn hộ khẩu thường trú tại địa nhưng thực tế lại rất khó xác định được họ có đang thực sự cư trú tại địa chỉ này hay không và kết quả xác minh cư trú của họ phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ và thiện chí của cảnh sát khu vực.

     Nếu kết quả trả lời của cảnh sát khu vực là “đương sự vẫn còn hộ khẩu thường trú tại địa phương nhưng hiện nay đã đi đâu không rõ”, sẽ dẫn đến hệ quả là tòa án căn cứ điểm d, khoản 1, điều 168 và khoản 2, điều 192 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 và Luật sửa đổi Bộ luật Tố tụng dân sự 2011 về trường hợp chưa có đủ điều kiện khởi kiện nên tòa đình chỉ giải quyết vụ án, trả hồ sơ cho người khởi kiện.

     Trong một số trường hợp nếu cảnh sát khu vực chỉ xác nhận ngắn gọn “đương sự vẫn còn hộ khẩu thường trú tại địa phương” thì một số tòa án vẫn có thể linh động tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng chung do không có căn cứ cho thấy đương sự đã đi khỏi địa phương.

     Ngày 25-11-2015, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Tố tụng dân sự số 92 năm 2015 và bộ luật này sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1-7-2016. So với Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành thì Bộ luật Tố tụng dân sự mới ban hành đã bổ sung thêm nội dung có thể khắc phục được tồn tại nêu trên.

1. Không xác định được nơi cư trú của bị đơn – Tòa có thụ lý không?

     Theo quy định của Luật cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung 2013 quy định về nơi cư trú của công dân như sau:
" Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú."

     Điều 40, BLTTDS 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu như sau:

     “Điều 40. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

  1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:
  2. Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;...”

     Nếu theo quy định này thì trường hợp không biết địa chỉ hiện thời của bị đơn nhưng nếu biết nơi cư trú cuối cùng của họ thì Tòa án vẫn thụ lý.

     Ghi rõ địa chỉ của bị đơn để làm gì?

     Mục đích của việc quy định phải ghi rõ địa chỉ của bị đơn là để:

  • Để xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo lãnh thổ.
  • Để thực hiện nghĩa vụ thông báo cho bị đơn biết việc tòa án đã thụ lý vụ án (tức là cho bị đơn biết mình đã bị ai đó khởi kiện vì lý do gì để mà còn chuẩn bị hầu tòa).
[caption id="attachment_31028" align="aligncenter" width="425"]không xác định được nơi cư trú của bị đơn không xác định được nơi cư trú của bị đơn[/caption]  

2. Không xác định được nơi cư trú của bị đơn Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án là đúng hay sai?

     Căn cứ điểm e, khoản 1, điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: “Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà không thông báo địa chỉ mới cho cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú làm cho người khởi kiện không biết được nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện thì thẩm phán không trả lại đơn khởi kiện mà xác định người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ và tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung.”

     Như vậy, theo quy định trên thì kể từ ngày Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có hiệu lực thì trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì tòa án sẽ không được đình chỉ giải quyết vụ án để trả hồ sơ vụ kiện như trước đây mà phải tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng chung .

Hơn nữa,  trong trường hợp tòa không thể xác định được nơi cư trú của bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì tòa án không bắt buộc phải xác minh được địa chỉ của họ để tống đạt các văn bản tố tụng như trước đây mà tòa có thể vận dụng quy định mới thông qua thủ tục niêm yết để xét xử vắng mặt.

     Trong trường hợp tòa có căn cứ xác định việc niêm yết không thể bảo đảm cho người được cấp, được tống đạt hoặc được thông báo có thể nhận được thông tin về văn bản cần được cấp, tống đạt hoặc thông báo thì tòa án có thể thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng khi có yêu cầu của các đương sự khác trong vụ án. Trong trường hợp này, lệ phí thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng do đương sự có yêu cầu thông báo chịu. Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng phải được đăng trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án, trên một trong các báo hàng ngày của Trung ương trong ba số liên tiếp và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của Trung ương ba lần trong 03 ngày liên tiếp.

     Cụ thể thủ tục niêm yết công khai các văn bản tố tụng cho đương sự được thực hiện theo quy định tại điều 179 BLTTDS 2015 như sau:

     Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng được thực hiện trong trường hợp không thể cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp văn bản tố tụng cho các đương sự. Thời hạn niêm yết công khai văn bản tố tụng là 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.

     Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng do Tòa án trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người có chức năng tống đạt hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đương sự cư trú, nơi cơ quan, tổ chức có trụ sở thực hiện theo thủ tục sau đây:

  • Niêm yết bản chính tại trụ sở Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của cá nhân, nơi có trụ sở hoặc trụ sở cuối cùng của cơ quan, tổ chức được cấp, tống đạt, thông báo;
  • Niêm yết bản sao tại nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của cá nhân, nơi có trụ sở hoặc trụ sở cuối cùng của cơ quan, tổ chức được cấp, tống đạt, thông báo;
  • Lập biên bản về việc thực hiện thủ tục niêm yết công khai, trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm niêm yết.

      Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật về khởi kiện khi không xác định được nơi cư trú của bị đơn. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng /./.               

Liên kết tham khảo:

     
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178