• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Khi nào thì được chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng theo pháp luật hiện hành: nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp...

  • Khi nào thì được chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng?
  • chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng
  • Hỏi đáp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

KHI NÀO THÌ ĐƯỢC CHẤM DỨT NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH?

Kiến thức của bạn:

     Khi nào thì được chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng theo pháp luật hiện hành?

Kiến thức của luật sư:

Cơ sở pháp lí:

     Trên tư tưởng giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, đặc biệt là truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, nhà nước ta có những quy định về nghĩa vụ đối với một số thành viên gia đình trong những điều kiện nhất định. Trong Bộ luật Dân sự có quy định về quyền hưởng dụng bất động sản của cha, mẹ đối với tài sản của con trong những trường hợp nhất định,... . Đặc biệt, trong Luật Hôn nhân và gia đình có quy định về việc cấp dưỡng – đây là quyền cũng như nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình. Vậy, theo quy định của pháp luật thì được chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng khi nào? Bài viết sau sẽ viết về vấn đề này.

1. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng là gì?

     Căn cứ vào quy định tại khoản 24, Điều 3, Luật Hôn nhân gia đình 2014 ta có thể hiểu nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ của một người, trong đó người này phải sử dụng tài sản của chính mình (có thể là tiền, vật,...) để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình trên cơ sở quan hệ hôn nhân (giữa vợ và chồng), quan hệ huyết thống (giữa cha, mẹ và con đẻ; giữa anh, chị, em ruột với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu;...), quan hệ nuôi dưỡng (quan hệ giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi,...) khi người đó rơi vào một trong các trường hợp sau: người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định.

     Như vậy, chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng có thể được hiểu là việc người có nghĩa vụ cấp dưỡng kết thúc, hay ngừng thực hiện việc cung cấp tài sản để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.

     Nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ tài sản gắn liền với nhân thân, nên nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ không thể thay thế bằng bất cứ một nghĩa vụ nào khác, và cũng không thể chuyển giao cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khác, điều này được quy định tại khoản 1, Điều 107, Luật Hôn nhân gia đình 2014:

“... Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác”

     Do đây là nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho các chủ thể khi họ rơi vào những trường hợp nhất định, nên khi các điều kiện làm phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng của họ xảy ra, họ buộc phải thực hiện nghĩa vụ này với người có quyền. Nếu không thực hiện một cách tự nguyện nghĩa vụ này thì Tòa án có thẩm quyền sẽ buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng trên cơ sở yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

2. Các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng

     Tại Điều 118, Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng, đó là khi các điều kiện để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng trong quan hệ cấp dưỡng không còn tồn tại nữa, bao gồm: [caption id="attachment_49878" align="aligncenter" width="318"]chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng[/caption]

a) Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình

     Khi người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải cấp dưỡng một người do người đó chưa thành niên thì nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ tự chấm dứt khi người được cấp dưỡng đã thành niên. Người chưa thành niên được hiểu là người chưa có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, những người thuộc phạm vi này không phải chịu trách nhiệm về toàn bộ giao dịch, hành vi mà mình thực hiện. Khi đã thành niên thì họ sẽ mặc nhiên là những người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, đa phần sẽ không cần “dựa dẫm” vào một người khác. Nếu để một người khác gánh chịu trách nhiệm nuôi dưỡng thì sẽ không công bằng với người thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nên pháp luật quy định khi người được cấp dưỡng đã thành niên thì sẽ mặc nhiên chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng, người có nghĩa vụ cấp dưỡng trước đó không phải cấp dưỡng người đã thành niên.

     Trong trường hợp người được cấp dưỡng được cấp dưỡng là do người này không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì khi một trong hai điều kiện này không còn được đáp ứng nghĩa vụ cấp dưỡng cũng có cơ sở để chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng.

b) Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi

     Khi một người được nhận làm con nuôi của người khác thì chính người được nhận làm cha nuôi, mẹ nuôi sẽ có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc,... với người được nhận làm con nuôi. Khi đó, người có nghĩa vụ cấp dưỡng người được nhận làm con nuôi sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với người đó. Việc chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng được mặc nhiên áp dụng.

c) Người có nghĩa vụ cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng

     Trong một trường hợp khác, khi người có nghĩa vụ cấp dưỡng trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng thì quan hệ cấp dưỡng giữa họ cũng chấm dứt. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng không có nghĩa là người được cấp dưỡng không tiếp tục được “cung cấp” tiền, tài sản bởi người có nghĩa vụ cấp dưỡng mà trường hợp này, do người có nghĩa vụ cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng, trực tiếp sử dụng tài sản của mình để cung cấp, chi tiêu cho người được cấp dưỡng nên điều kiện cấp dưỡng (ở đây là điều kiện người được cấp dưỡng không sống chung với người cấp dưỡng) không đạt được.

d) Người có nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết

     Một quan hệ dân sự, hình sự, hành chính,... chỉ tồn tại từ khi người đó sinh ra đến khi người đó chết đi. Cũng giống như vậy, quan hệ cấp dưỡng giữa người có nghĩa vụ cấp dưỡng với người được cấp dưỡng cũng sẽ chỉ tồn tại khi người được cấp dưỡng và người thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng còn sống đồng thời đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.

     Như vậy, khi một trong hai bên chết đi thì mặc nhiên chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng.

e) Các trường hợp khác mà pháp luật quy định làm chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng

     Trong một số trường hợp khác, như, khi cha, mẹ ly hôn và có thỏa thuận về việc nuôi dưỡng đứa trẻ, trong thỏa thuận không yêu cầu bên không trực tiếp nuôi dưỡng đứa trẻ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; hay khi bên có nghĩa vụ cấp dưỡng chứng minh được rằng mình không có khả năng nuôi dưỡng cũng như cấp dưỡng người có quyền được cấp dưỡng,... thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng cũng không phải tiếp tục thực hiện việc cấp dưỡng.

     Trên đây là bài viết về vấn đề khi nào thì được chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng. Hy vọng quý khách có được những thông tin có ích về các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật thông qua bài viết.

     Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật về chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng.Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900 6178  để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: lienhe@luattoanquoc.com.     

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng /./.               

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178