• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Khi nào người khởi kiện không có quyền khởi kiện? Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc một trong các chủ thể quy định ....thì không có quyền khởi kiện

  • Khi nào người khởi kiện không có quyền khởi kiện?
  • người khởi kiện không có quyền khởi kiện
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

KHI NÀO NGƯỜI KHỞI KIỆN KHÔNG CÓ QUYỀN KHỞI KIỆN

      Bạn đang tìm hiểu quy định pháp luật về quyền khởi kiện vụ án dân sự như: Ai là người có quyền khởi kiện vụ án? trường hợp nào người khởi kiện không có quyền khởi kiện hay không? hồ sơ, thủ tục khởi kiện vụ án dân sự và các vấn đề liên quan. Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp thắc mắc của bạn theo bài viết dưới đây.

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn về các trường hợp người khởi kiện không có quyền khởi kiện

     Khởi kiện là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức nộp đơn yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.

     Tuy nhiên, không phải bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng có quyền khởi kiện. Ngày mùng 5 tháng 5 năm 2017 Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao đã ban hành Nghị quyết 04/2017 có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2017 hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Theo khoản 1 điều 192, thẩm phán sẽ trả lại đơn khởi  kiện trong một vài trường hợp, trong đó có trường hợp “Người khởi kiện không có quyền khởi kiện theo quy định tại Điều 186 và Điều 187 của Bộ luật này hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;…”

     Theo quy định trên thì người khởi kiện không có quyền khởi kiện khi thuộc trường hợp:

     Thứ nhất: Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc một trong các chủ thể quy định tại điều 186, điều 187 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

     Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc một trong các chủ thể quy định tại điều 186 là trường hợp người làm đơn khởi kiện không nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chính mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà mình là người đại diện hợp pháp.

      Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc một trong các chủ thể quy định tại Điều 187 là trường hợp người làm đơn khởi kiện không thuộc trường hợp theo quy định của pháp luật có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước.

     Ví dụ: Cơ quan A (không phải là Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam) cho rằng việc anh B thường xuyên phá tán tài sản của con; hay xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật làm ảnh hưởng tới con nên Cơ quan A làm đơn yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của anh B đối với con chưa thành niên. Trường hợp này, Cơ quan A không có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên quy định tại khoản 1 Điều 187 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

     Thứ hai: Yêu cầu khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân không cần xác minh, thu thập chứng cứ cũng đủ căn cứ kết luận là không có việc quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm hoặc cần bảo vệ.

     Ví dụ: Cụ A chết năm 2010, để lại di sản là căn nhà X nhưng không có di chúc và không có thỏa thuận khác. Cụ A có con là ông B (còn sống, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản theo Điều 621 Bộ luật dân sự năm 2015). Trường hợp này, theo quy định của pháp luật về thừa kế thì anh C là con của ông B không có quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản của cụ A theo pháp luật.

    Bài viết tham khảo:

    Liên hệ Luật sư tư vấn về quyền khởi kiện vụ án dân sự

    Nếu bạn đang gặp những vướng mắc về quyền khởi kiện vụ án dân sự mà không thể tự mình giải quyết được thì bạn nên gọi ngay cho Luật sư thay vì phải mất thời gian nghiên cứu vì có nghiên cứu cũng không thể hiểu rộng bằng Luật sư, vì vậy để tránh những rủi ro không đáng có bạn nên tham khảo ý kiến Luật sư.      + Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500      + Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033     + Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected]      Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.       Trân trọng ./.   
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178