• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Khi bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao? Hãy liên hệ ngay Luật Toàn Quốc để được giải đáp kịp thời, nhanh chóng

  • Khi bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao
  • Khi bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

    Khi bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao

     Với sự phát triển mạnh mẽ và không ngừng của mạng internet, việc lừa đảo qua mạng cũng dần trở nên phổ biến hơn. Vậy khi bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao?

      Đội ngũ nhân viên nhiều năm kinh nghiệm của Luật Toàn Quốc sẽ đưa ra các giải pháp, công việc bạn cần phải làm luôn để bảo vệ quyền lợi của mình.

1. Vay tiền online được hiểu như thế nào?

     Vay tiền qua online là hình thức cho phép vay tiền nhanh qua các app được cài đặt trên điện thoại mà không cần tài sản đảm bảo. Người vay chỉ cần tạo tài khoản trên app và yêu cầu vay trực tuyến, sau khi khoản vay được phê duyệt, tiền sẽ được chuyển vào tài khoản của ngân hàng. Nhưng trên thực tế thì tiền sẽ không giải ngân về tài khoản ngân hàng của bạn.

Khi bị lừa đảo vay tiền online thì phải làm sao

2. Khi bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao?

     Để xử lý được kẻ lừa đảo và lấy lại số tiền bị lừa; người dân nên thông tin, trình báo lừa đảo với cơ quan có thẩm quyền được giải quyết; bạn cần có đầy đủ thông tin, chứng cứ chứng minh về việc lừa đảo, người dân có thể tố giác hành vi lừa đảo này theo 02 cách như sau:

2.1 Tố giác trực tiếp

     Theo điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 và Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-CTP quy định các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

  • Cơ quan điều tra;
  • Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
  • Viện kiểm sát các cấp;
  • Các cơ quan, tổ chức khác: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

     Như vậy, để yêu cầu tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố được giải quyết trực tiếp, bạn hãy tiến hành thông báo tin cho cơ quan điều tra công an cấp huyện; hoặc tại Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện tại nơi cư trú của bạn hoặc của người lừa đảo.

     Trước khi làm đơn tố giác đến cơ quan chức năng để yêu cầu giải quyết, người dân cần đảm bảo có thể thu thập được chứng cứ liên quan đến hành vi lừa đảo và thông tin của app lừa đảo.

     Theo đó, chứng cứ có thể bao gồm: Vật chứng; lời khai, lời trình bày; dữ liệu điện tử; các tài liệu, đồ vật khác... Như vậy, người bị hại có thể chụp lại tin nhắn trao đổi liên quan đến giao dịch cho vay tiền, biên lai chuyển tiền...

    Nếu làm đơn tố giác, đơn trình báo gửi đến cơ quan Công an, người tố giác cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • Đơn trình báo công an;
  • Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân của bị hại (bản sao công chứng);
  • Chứng cứ kèm theo để chứng minh (video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội…).

     Trường hợp tới tố cáo trực tiếp, người tố cáo cũng mang theo Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân và chứng cứ kèm theo để cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin.

    Bạn lưu ý đối với trường hợp trình báo khi phát hiện ra mình bị lừa đảo thì bạn có thể làm đơn trình báo trong thứ thứ bảy, chủ nhật chứ không chỉ từ thứ hai đến thứ sáu.

2.2. Gọi điện thoại trực tiếp qua đường dây nóng của cơ quan Công an

      Khi người dân phát hiện ra mình bị lừa tiền qua app thì hãy liên hệ ngay tới các cơ quan công an nơi gần nhất với bạn để được kịp thời được hỗ trợ như sau:

      Người dân ở khu vực Hà Nội thì công an Thành phố Hà Nội khuyến cáo người dùng internet có thể trực tiếp gửi các đường link, tình huống lừa đảo trực tuyến hoặc nghi ngờ là lừa đảo đến địa chỉ:

  • Đường dây nóng 113 và trang Facebook của Công an thành phố Hà Nội, địa chỉ: https://www.facebook.com/ConganThuDo;
  • Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: Số điện thoại trực ban hình sự 069.234.8560 – Cục Cảnh sát hình sự.
  • Địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn./#!/ của Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam.

    Đối với người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh, người dân có thể gọi đến số điện thoại đường dây nóng 08.3864.0508 để thông tin, trình báo về chiếm đoạt tài sản, lừa đảo qua mạng.

   Ngoài hai cách nêu trên thì bạn có thể gọi đến số tổng đài 19006500 của công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn, hỗ trợ soạn đơn trình báo tới cơ quan công an một cách kịp thời, cấp bách, có tính thuyết phục, yêu cầu cơ quan công an vào xác mình sớm làm rõ vụ việc để giúp bạn nhanh chóng lấy lại được tiền.

Khi bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao

3. Những hình thức lừa đảo vay tiền online hiện nay

  • Lừa đảo vay tiền qua Facebook, Zalo

     Trên các hội nhóm ở trên Facebook, Zalo, Tiktok, Telegram,… có rất nhiều hội nhóm cho vay tiền khác nhau. Với những lời quảng cáo cho vay tiền với lãi suất thấp mà không cần điều kiện gì cả. Và đã có nhiều người đang cần tiền dính phải cạm bẫy này.

  • Mạo danh là nhân viên ngân hàng, công ty tài chính

     Các ngân hàng và công ty tài chính đã liên tục đưa ra các cảnh báo về hành vi lừa đảo. Những đối tượng này sẽ mạo danh là nhân viên của các ngân hàng và công ty tài chính và chủ động liên hệ với bạn để đề nghị vay vốn. Chúng sẽ cung cấp các thông tin để chứng minh là nhân viên ngân hàng cùng các bước đăng ký vay như thật. Tuy nhiên, trong quá trình vay sẽ yêu cầu đóng phí. Sau khi bạn đóng phí xong thì sẽ chặn hết liên lạc.

  • Dụ dỗ vay nhiều app liên tiếp

     Thủ đoạn cho vay tiền online qua app không còn xa lạ nữa. Những kẻ này sẽ lấy thông tin của khách hàng sau đó chủ động liên hệ để giới thiệu về những app vay tiền khác. Chúng quảng cáo khi vay tiền bạn sẽ được miễn lãi suất trong lần đầu vay hoặc những chương trình ưu đãi khác.

    Tuy nhiên, khi giải ngân bạn sẽ không nhận được toàn bộ số tiền vay mà chỉ nhận được 1 phần hoặc không nhận được đồng nào. Khi khách hàng đã không thể chi trả thì chúng sẽ gửi cho link tải app khác để vay tiền trả nợ. Sau đó cứ nợ chồng nợ dẫn tới việc không thể trả.

4. Hỏi đáp về Khi bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao như sau:

Câu hỏi 1: Luật sư cho tôi hỏi lừa đảo qua mạng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Tôi cảm ơn

   Theo Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì lừa đảo qua mạng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự cụ thể với các mức dưới đây:

   Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng có thể phải đối mặt với các mức hình phạt sau:

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp:

  • Tài sản chiếm đoạt trị giá từ 2.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
  • Tài sản chiếm đoạt trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng rơi vào các trường hợp: đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175, 290 Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp:

  • Có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt.

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm trong trường hợp:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm trong trường hợp:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

    Như vậy, hành vi lừa đảo qua mạng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc các trường hợp trên.

Câu hỏi 2: Luật sư cho tôi hỏi tôi có đăng ký vay tiền theo đường link dẫn và tôi có ký hợp đồng vay tiền online là 20 triệu nhưng trên thực tế là tôi chưa nhận được tiền về tài khoản. Nhưng có 1 nhân viên gọi tôi yêu cầu tôi phải trả khoản vay 20 triệu thì tôi có phải trả không do tôi đã ký vào hợp đồng vay. Tôi cảm ơn

     Mặc dù bạn đã ký vào hợp đồng vay nhưng trên thực tế bạn chưa nhận được tiền về tài khoản. Do đó giữa bạn và người cho vay chưa phát sinh nghĩa vụ trả nợ bởi việc cho vay chưa hoàn thành, tiền vẫn chưa về tài khoản ngân hàng của bạn. Như vậy, bạn không có nghĩa vụ trả 20 triệu cho người cho vay.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về Khi bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao:

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về khi bị lừa đảo vay tiền online thì phải làm sao và các vấn đề khác có liên quan. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi câu hỏi về khi bị lừa đảo vay tiền online thì phải làm sao tới địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Nguyễn Huệ

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178