Hợp đồng mượn tài sản theo quy định của pháp luật
14:11 08/07/2019
Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền
- Hợp đồng mượn tài sản theo quy định của pháp luật
- Hợp đồng mượn tài sản
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
HỢP ĐỒNG MƯỢN TÀI SẢN
Kiến thức của bạn:
Hợp đồng mượn tài sản theo quy định của pháp luật
Kiến thức của Luật sư:
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
1. Khái niệm
Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được (Điều 494, BLDS 2015).
2. Đặc điểm
- Là hợp đồng không có đền bù
Trong hợp đồng này, một bên (bên cho mượn tài sản) đã chuyển giao cho bên mượn một lợi ích là quyền sử dụng tài sản trong một thời hạn nhất định nhưng bên mượn tài sản không phải chuyển gia lại cho bên mượn lợi ích nào (không phải trả phí).
- Đối tượng của hợp đồng phải là vật không tiêu hao.
Hết thời hạn, bên mượn phải trả lại chính tài sản đã mượn cho bên cho mượn nên đối tượng của hợp đồng này không thể là vật tiêu hao, vì vật tiêu hao là vật sau khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu. [caption id="attachment_14398" align="aligncenter" width="300"] Hợp đồng mượn tài sản[/caption]
- Là hợp đồng thực tế
Do pháp luật hiện hành không có quy định khác về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng tài sản, đồng thời hợp đồng cho mượn tài sản mang tính chất tương trợ, giúp đỡ nên thường là hợp đồng thực tế.
- Là hợp đồng đơn vụ
Điều 498. Nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản
1. Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếu có.
2. Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thỏa thuận.
3. Bồi thường thiệt hại cho bên mượn nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết.
Điều 498 BLDS có quy định bên cho mượn tài sản có nghĩa vụ: Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếu có; Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thỏa thuận; Bồi thường thiệt hại cho bên mượn nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết.
Các nghĩa vụ, trách nhiệm của bên cho mượn được xác định theo điều 498 BLDS 2015 là những nghĩa vụ pháp định của chủ sử hữu tài sản hoặc nghĩa vụ phát sinh d có thỏa thuận khác.
Kể từ thời điểm hợp đồng mượn tài sản có hiệu lực, chỉ bên mượn tài sản có nghĩa vụ đối với bên cho mượn. Vì vậy, hợp đồng cho mượn luôn là hợp đồng đơn vụ.
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật về hợp đồng mượn tài sản. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng /./.
Liên kết tham khảo:
- Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 24/7: 1900.6178
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;