Hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật
14:29 11/07/2019
Hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện ...
- Hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật
- hòa giải ở cơ sở
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật
Kiến thức của bạn:
Quy định của pháp luật về Hoạt động hòa giải ở cơ sở
Kiến thức của luật sư:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn:
Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở.
1. Căn cứ tiến hành hòa giải
- Một bên hoặc các bên yêu cầu hòa giải;
- Hòa giải viên chứng kiến hoặc biết vụ, việc thuộc phạm vi hòa giải;
- Theo phân công của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Địa điểm, thời gian hòa giải
- Địa điểm hòa giải là nơi xảy ra vụ, việc hoặc nơi do các bên hoặc hòa giải viên lựa chọn, bảo đảm thuận lợi cho các bên.
- Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày được phân công, hòa giải viên bắt đầu tiến hành hòa giải, trừ trường hợp cần thiết phải hòa giải ngay khi chứng kiến vụ, việc hoặc các bên có thỏa thuận khác về thời gian hòa giải.
3. Tiến hành hòa giải
- Hòa giải được tiến hành trực tiếp, bằng lời nói với sự có mặt của các bên. Trong trường hợp các bên có người khuyết tật thì có sự hỗ trợ phù hợp để có thể tham gia hòa giải.
- Hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai theo ý kiến thống nhất của các bên.
- Tùy thuộc vào vụ, việc cụ thể, trên cơ sở quy định của pháp luật, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân, hòa giải viên áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm giúp các bên hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên trong vụ, việc để các bên thỏa thuận việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó.
- Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Hòa giải viên có trách nhiệm ghi nội dung vụ, việc hòa giải vào Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở.
- Trường hợp các bên đồng ý thì lập văn bản hòa giải thành.
"Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hòa giải
1. Lựa chọn, đề xuất hòa giải viên, địa điểm, thời gian để tiến hành hòa giải.
2. Đồng ý hoặc từ chối hòa giải; yêu cầu tạm dừng hoặc chấm dứt hòa giải.
3. Yêu cầu việc hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai.
4. Được bày tỏ ý chí và quyết định về nội dung giải quyết hòa giải.
5. Trình bày đúng sự thật các tình tiết của vụ, việc; cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan.
6. Tôn trọng hòa giải viên, quyền của các bên có liên quan.
7. Không gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự tại địa điểm hòa giải."
5. Kết thúc hòa giải
- Các bên đạt được thỏa thuận.
- Một bên hoặc các bên yêu cầu chấm dứt hòa giải.
- Hòa giải viên quyết định kết thúc hòa giải khi các bên không thể đạt được thỏa thuận và việc tiếp tục hòa giải cũng không thể đạt được kết quả.
- Tính chất pháp lý của hòa giải tranh chấp đất đai tại xã và hòa giải tại cơ sở
- Quyền yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã