Hồ sơ và thủ tục xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp thẻ nhà báo
14:29 07/08/2019
Hồ sơ và thủ tục xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp thẻ nhà báo được quy định cụ thể tại Điều 4 và Điều 5 Luật báo chí 2016, cụ thể như sau:
- Hồ sơ và thủ tục xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp thẻ nhà báo
- thủ tục xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp thẻ nhà báo
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
HỒ SƠ VÀ THỦ TỤC XÉT DUYỆT HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP THẺ NHÀ BÁO
Kiến thức của bạn:
Hồ sơ và thủ tục xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp thẻ nhà báo
Kiến thức của Luật sư:
Cơ sở pháp lý:
Nội dung kiến thức: Hồ sơ và thủ tục xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp thẻ nhà báo Khoản 1 Điều 3 Luật báo chí 2016 quy định:
1. Hồ sơ đề nghị cấp thẻ nhà báo
Được quy định tại Điều 4 Thông tư 49/2016/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp thẻ nhà báo gồm có:
- Bản khai đăng ký cấp thẻ nhà báo do người được đề nghị cấp thẻ nhà báo kê khai theo mẫu; được người đứng đầu cơ quan đề nghị cấp thẻ nhà báo ký duyệt, đóng dấu (Mẫu số 1);
- Bản sao bằng đại học, cao đẳng (đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản q Điều 27 Luật báo chí) có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu);
- Bản sao quyết định tuyển dụng, hợp đồng lao động và các văn bản khác có liên quan để chứng minh thời gian công tác liên tục hai năm (02) năm trở lên tại cơ quan báo chí đề nghị cấp thẻ hoặc tại đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương (đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu), được cơ quan báo chí xác nhận hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Danh sách tác phẩm báo chí đối với trường hợp quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 26 Luật báo chí (Mẫu số 2);
- Bản tổng hợp danh sách đề nghị cấp thẻ nhà báo có chữ ký, đóng dấu xác nhận của người đứng đầu cơ quan đề nghị cấp thẻ nhà báo (Mẫu số 3).
2. Thủ tục xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp thẻ nhà báo
Điều 5 Luật báo chí 2016 quy định thủ tục xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp thẻ nhà báo như sau:
- Người đứng đầu cơ quan đề nghị cấp thẻ nhà báo duyệt hồ sơ đề nghị cấp thẻ nhà báo cho những người đủ tiêu chuẩn, điều kiện trong cơ quan mình và chịu trách nhiệm về toàn bộ hồ sơ đề nghị cấp thẻ nhà báo.
- Cơ quan đề nghị cấp thẻ nhà báo gửi hồ sơ đề nghị cấp thẻ nhà báo (bao gồm cả bản khai điện tử Mẫu số 1 và Mẫu số 3) trước ngày 01 tháng 11 và ngày 21 tháng 4 hàng năm và trước ngày 120 ngày tính đến thời điểm thẻ nhà báo hết hạn sử dụng được quy định trên thẻ đến các cơ quan:
- Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) đối với các đối tượng thuộc các cơ quan báo in, báo điện tử, các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, hội nhà báo các cấp và giảng viên chuyên ngành về báo chí;
- Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) đối với các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình.
- Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ xét cấp thẻ nhà báo đối với hồ sơ và danh sách đề nghị cấp thẻ nhà báo hợp lệ.
- Bộ Thông tin và Truyền thông trực tiếp trao thẻ cho đại diện cơ quan báo chí ở trung ương và chuyển thẻ nhà báo đến Sở Thông tin và Truyền thông để trao cho cơ quan báo chí ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Các cơ quan báo chí tổ chức trao thẻ nhà báo cho những người được cấp thẻ, đồng thời phổ biến các quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà báo, các quy định về sử dụng thẻ nhà báo, quy định về đạo đức nghề nghiệp báo chí để nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp của người được cấp thẻ nhà báo.
- Quyền và nghĩa vụ của nhà báo theo quy định của Luật Báo chí năm 2016.
- Quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.