• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

hồ sơ hưởng chế độ thai sản quy định: Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ (bao gồm lao động nữ mang thai hộ) đi khám thai, [...]

  • Hồ sơ hưởng chế độ thai sản theo quy định pháp luật
  • Hồ sơ hưởng chế độ thai sản
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

Kiến thức của bạn:

  • Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

Kiến thức của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về hồ sơ hưởng chế độ thai sản

     Điều 9 Quyết định 636QĐ-BHXH hồ sơ quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 2016 quy định về hồ sơ hưởng chế độ thai sản quy định: 

     Thứ nhất: Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ (bao gồm lao động nữ mang thai hộ) đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai là giấy ra viện đối với trường hợp Điều trị nội trú hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản chính) đối với trường hợp Điều trị ngoại trú.

     Thứ hai: Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đang đóng BHXH sinh con hoặc đối với chồng, người nuôi dưỡng trong trường hợp người mẹ chết hoặc con chết sau khi sinh hoặc người mẹ gặp rủi ro sau khi sinh không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con gồm:

  • Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
  • Ngoài hồ sơ nêu trên, có thêm:

     + Trường hợp con chết: Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của con hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

     + Trường hợp mẹ chết: Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của mẹ;

     + Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai trong trường hợp lao động nữ khi mang thai phải nghỉ việc dưỡng thai (mẫu và thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế);

     + Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con trong trường hợp người mẹ sau khi sinh con không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con (mẫu và thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế)

      Thứ ba: Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với người lao động đang làm việc nhận nuôi con nuôi: Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

      Thứ tư: Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp lao động nam có vợ sinh con hoặc chồng của lao động nữ mang thai hộ, gồm:

  • Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh
  • Giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con dưới 32 tuần tuổi hoặc sinh con phải phẫu thuật (mẫu và thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế).[caption id="attachment_90695" align="aligncenter" width="500"]Hồ sơ hưởng chế độ thai sản Hồ sơ hưởng chế độ thai sản[/caption]

      Thứ năm: Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ khi sinh con, gồm:

  • Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
  • Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì Mục đích nhân đạo; văn bản xác nhận thời Điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.
  • Trường hợp con chết: Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của con hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của lao động nữ mang thai hộ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
  • Trường hợp lao động nữ mang thai hộ sau khi sinh bị chết: Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử;
  • Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền trong trường hợp lao động nữ khi mang thai hộ phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền (mẫu và thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế).

     Thứ sáu: Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với người mẹ nhờ mang thai hộ bao gồm:

  • Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
  • Bản Thỏa thuận về mang thai hộ vì Mục đích nhân đạo; văn bản xác nhận thời Điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.
  • Trường hợp con chưa đủ 06 tháng tuổi bị chết: Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử;
  • Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ chết: Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử;
  • Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ nhờ mang thai hộ không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con (mẫu và thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế).

     Thứ bảy: Hồ sơ trợ cấp một lần khi vợ sinh con đối với lao động nam (trong trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH) như hồ sơ hưởng chế độ thai sản của người lao động nữ sinh con.

     Thứ tám: Danh sách theo mẫu C70a-HD do người sử dụng lao động lập (bản chính).

     Thứ chín: Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với người lao động đã thôi việc, phục viên, xuất ngũ trước thời Điểm sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi gồm: Sổ BHXH và hồ sơ theo quy định về sinh con.

    Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn về hồ sơ hưởng chế độ thai sản quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.     Luật Toàn quốc xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178