• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Có nhiều trường hợp cần thực hiện quyền khiếu nại nhưng khi nộp hồ sơ bị trả lại mà không biết mình sai ở đâu. Luật Toàn Quốc cung cấp thông tin về thành phần hồ sơ giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định pháp luật bạn không nên bỏ qua.

  • Hồ sơ giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định pháp luật
  • Hồ sơ giải quyết khiếu nại lần đầu
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

HỒ SƠ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI LẦN ĐẦU

Kiến thức của bạn:

Kiến thức của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về hồ sơ giải quyết khiếu nại lần đầu 

     1. Hồ sơ giải quyết khiếu nại lần đầu

    Điều 25 Nghị định 24/2018/NĐ-CP giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực lao động quy định hồ sơ giải quyết khiếu nại lần đầu như sau:

     Thứ nhất: Việc giải quyết khiếu nại phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ giải quyết khiếu nại bao gồm:

  • Đơn khiếu nại hoặc văn bản ghi nội dung khiếu nại;
  • Thông báo thụ lý giải quyết khiếu nại;
  • Tài liệu, chứng cứ thu thập trong quá trình giải quyết khiếu nại;
  • Báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại;
  • Kết quả giám định (nếu có);
  • Biên bản tổ chức đối thoại (nếu có);
  • Quyết định giải quyết khiếu nại;
  • Tài liệu khác có liên quan.

     Thứ hai: Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số theo trình tự thời gian và được lưu giữ theo quy định của pháp luật.

     Thứ ba: Hồ sơ giải quyết khiếu nại được chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết khi có yêu cầu.

Hồ sơ giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định pháp luật

     2. Áp dụng biện pháp khẩn cấp

     Điều 26 Nghị định 24/2018/NĐ-CP giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực lao động quy định việc áp dụng biện pháp khẩn cấp như sau:

     Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành quyết định, hành vi bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục, thì người giải quyết khiếu nại phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định, hành vi đó. Thời hạn tạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời hạn giải quyết khiếu nại. Quyết định tạm đình chỉ phải được gửi cho người khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan và những người có trách nhiệm thi hành khác. Khi xét thấy lý do của việc tạm đình chỉ không còn thì phải hủy bỏ ngay quyết định tạm đình chỉ đó.

Hồ sơ giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định pháp luật

     3. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu

     Điều 23 Nghị định 24/2018/NĐ-CP giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực lao động quy định quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu như sau:

     Thứ nhất: Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.

     Thứ hai: Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải có nội dung chính sau đây:

  • Ngày, tháng, năm ra quyết định;
  • Tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại;
  • Nội dung khiếu nại;
  • Kết quả kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại;
  • Kết quả đối thoại (nếu có);
  • Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
  • Kết luận nội dung khiếu nại; giải quyết vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại;
  • Việc bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại (nếu có);
  • Quyền khiếu nại lần hai, quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án.

     Thứ ba: Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì người giải quyết khiếu nại lần đầu căn cứ vào kết luận nội dung khiếu nại để ra quyết định giải quyết khiếu nại cho từng người hoặc ra quyết định giải quyết khiếu nại kèm theo danh sách những người khiếu nại.      Bài viết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178