Hiệu lực đối kháng với người thứ ba
14:40 16/11/2023
Hiệu lực đối kháng với người thứ ba là một khái niệm mới được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015, nhưng về mặt nội dung đã được quy định tại Bộ luật dân..
- Hiệu lực đối kháng với người thứ ba
- hiệu lực đối kháng với người thứ ba
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
HIỆU LỰC ĐỐI KHÁNG VỚI NGƯỜI THỨ BA
Hiệu lực đối kháng với người thứ ba là gì? Quy định của pháp luật hiệu lực đối kháng với người thứ ba là gì? Bài viết này sẽ trả lời các câu hỏi trên của bạn.
Căn cứ pháp lý: Bộ luật dân sự 2015
Hiệu lực đối kháng với người thứ ba là một khái niệm mới được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015, nhưng về mặt nội dung đã được quy định tại Bộ luật Dân sự 2005. Hiệu lực đối kháng với người thứ ba được quy định tại điều 297 Bộ luật Dân sự 2015 với nội dung cụ thể: “1. Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm. 2. Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán theo thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm quy định tại BLDS 2015 và luật khác có liên quan”. [caption id="attachment_36355" align="aligncenter" width="620"] hiệu lực đối kháng với người thứ ba[/caption]
1. Khái niệm hiệu lực đối kháng với người thứ ba
Có thể hiểu Hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong giao dịch bảo đảm là khi xác lập giao dịch bảo đảm hợp pháp thì quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong trong giao dịch bảo đảm không chỉ phát sinh đối với các chủ thể trực tiếp tham gia giao dịch (bên nhận bảo đảm và bên bên bảo đảm) mà trong những trường hợp luật định còn phát sinh hiệu lực và có giá trị pháp lý đối với cả người thứ ba không phải là chủ thể trong giao dịch bảo đảm; thời điểm phát sinh hiệu lực kể từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm.
2. Thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và các biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba.
Thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba là kể từ khi đăng kí biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm hữu tài sản đó.
Không phải tất cả biện pháp bảo đảm nhằm thực hiện nghĩa vụ được quy định tại điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 đều có thể phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba. Dựa theo các quy định của pháp luật thì chỉ có 4 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, bao gồm:
- Cầm cố tài sản: cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố, riêng với trường hợp cầm cố bất động sản thì hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
Ví dụ: A cầm cố chiếc xa đạp thuộc sở hữu của mình cho B để bảo đảm cho khoản vay của A và B. Đây là trường hợp không phải đăng kí giao dịch bảo đảm nên thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba nên kể từ thời điểm B chiếm hữu chiếc xe đạp của A.
- Thế chấp tài sản: Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
Ví dụ: A thế chấp quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của A cho B để bảo đảm cho khoản vay của A với B. Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 8020/VBHN-BTP ngày 10/12/2013 nghị định hợp nhất các nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm thì đây thuộc trường hợp phải đăng ký giao dịch bảo đảm. Vậy thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba là kể từ thời điểm cơ quan đăng ký nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ (thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm).
- Bảo lưu quyền sở hữu: Bảo lưu quyền sở hữu phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
- Cầm giữ tài sản: cầm giữ tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ thời điểm bên cầm giữ chiếm giữ tài sản.
3. Quyền lợi của bên nhận bảo đảm khi phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba
Theo quy định tại Khoản 2 điều 297 Bộ luật Dân sự 2015 thì khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba bên nhận bảo đảm có những quyền lợi cụ thể như sau:
- Bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm, quyền này được thực hiện và áp dụng khi bên nhận bảo đảm không nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm mà tài sản bảo đảm vẫn đang thuộc quản lý của bên bảo đảm hoặc do người thứ ba chiếm giữ.
Bên nhận bảo đảm được quyền ưu tiên thanh toán theo quy định của Điều 308 BLDS 2015: Như chúng ta đã biết một tài sản có thể được dùng để bảo đảm nhiều nghĩa vụ khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 296 BLDS 2015; Điều 308 BLDS 2015, quy định cụ thể về việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm, theo đó: “1. Khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định như sau:
a) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng;
b) Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;
c) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.
Thứ tự ưu tiên thanh toán có thể thay đổi, nếu các bên cùng nhận bảo đảm có thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền”.
Bài viết liên quan đến hiệu lực đối kháng với người thứ ba:
- Quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình theo quy định
- Công chức sinh con thứ ba có bị xử lý kỷ luật
- Dịch vụ soạn thảo đơn thư
Liên hệ Luật sư tư vấn về hiệu lực đối kháng với người thứ ba:
- Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về hiệu lực đối kháng với người thứ ba. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết;
- Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về hiệu lực đối kháng với người thứ ba qua số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033;
- Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi về hiệu lực đối kháng với người thứ ba tới địa chỉ Email: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!