Giám hộ đương nhiên theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
08:32 29/08/2019
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên: Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ, nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều
- Giám hộ đương nhiên theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
- giám hộ đương nhiên
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
GIÁM HỘ ĐƯƠNG NHIÊN
Kiến thức của bạn:
Giám hộ đương nhiên theo quy định củaBộ luật dân sự 2015
Kiến thức của Luật sư:
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
1. Khái niệm giám hộ
Giám hộ là một trong những chế định quan trọng của pháp luật Việt Nam, các quy định trong chế định này thể hiện sự đặc biệt quan tâm đến người chưa thành niên có hoàn cảnh đặc biệt và người mất năng lực hành vi dân sự của Nhà nước và xã hội. Chế định giám hộ được quy định từ Điều 46 đến Điều 63 của Bộ luật dân sự 2015 với những sửa đổi bổ sung quan trọng so với Bộ luật dân sự 2005.
Theo Khoản 1 điều 46 Bộ luật dân sự 2015 thì: “ giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.” Theo quy định tại điều 47 Bộ luật dân sự 2015:
Điều 48. Người giám hộ
1. Cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định tại Bộ luật này được làm người giám hộ.
2. Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
3. Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người.
2. Các trường hợp giám hộ đương nhiên
a. Điều kiện trở thành người giám hộ
Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
+ Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
+ Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
+ Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
Như vậy, Bộ luật dân sự 2015 quy định lại các điều kiện cần thiết của một cá nhân làm người giám hộ, bổ sung thêm điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ và không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
b. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên
Giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên được quy định tại điều 47 và điều 52 Bộ luật dân sự 2015 được xác định theo thứ tự sau đây:
Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
Trường hợp không có anh chị em thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
Trường hợp không có người giám hộ quy định trong hai trường hợp trên thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.
c. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự
Trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:
Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.
Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật về người giám hộ đương nhiên. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng /./.
Liên kết tham khảo:
- Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 24/7: 1900.6178
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;