• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Giải quyết vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng trong tố tụng dân sự, Thẩm quyền của Tòa án thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự chưa có điều luật [...]

  • Giải quyết vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng trong tố tụng dân sự
  • Vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

  GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CHƯA CÓ ĐIỀU LUẬT ÁP DỤNG TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 

Kiến thức của bạn:

      Giải quyết vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng trong tố tụng dân sự.

Kiến thức của luật sư:

     Chào bạn ! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi qua email- Phòng tư vấn luật của công ty Luật Toàn Quốc. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn: Giải quyết vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng trong tố tụng dân sự 

     Theo khoản 2 điều 4 của Bộ luật tố tụng dân sự có quy định: "Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật áp dụng".

    Vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng  là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh  và cơ quan; tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng.

    Việc giải quyết vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng quy định tại khoản này được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật dân sự và Bộ luật này quy định.

    1. Nguyên tắc xác định thẩm quyền của Tòa án trong trường hợp chưa có điều luật áp dụng

     Thẩm quyền của tòa án thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng được thực hiện theo quy định tại các điều 35 đến điều 41 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015: Về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện; thẩm quyền của Tòa chuyên trách của tòa án nhân dân cấp huyện; thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh; thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ; thẩm quyền của tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu; chuyển vụ việc dân sự cho tòa án khác, giải quyết tranh chấp về thẩm quyền.

     Trình tự, thủ tục thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật áp dụng được thực hiện theo quy định của Bộ luật này. [caption id="attachment_44996" align="aligncenter" width="510"]Vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng                           Vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng[/caption]

     2. Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng

a) Việc áp dụng tập quán trong trường hợp vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng

     Việc áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng  trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định. Tập quán không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại các Điều 3 của Bộ luật dân sự. Cụ thể như sau:

     + Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

    + Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

   + Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.

   + Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền; nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

 + Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

    Khi yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền viện dẫn tập quán để yêu cầu Tòa án xem xét áp dụng. Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân; pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể. Được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền; dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong lĩnh vực dân sự.

    Trường hợp các đương sự viện dẫn các tập quán khác nhau thì tập quán có giá trị áp dụng là tập quán được thừa nhận tại nơi phát sinh vụ việc dân sự.

b) Việc áp dụng tương tự pháp luật trong trường hợp vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng 

     Tòa án áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng; trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng. Áp dụng tương tự pháp luật nghĩa là áp dụng các quy phạm pháp luật đang có hiệu lực đối với những quan hệ tương tự như các quan hệ cần xử lý đó nhưng không có quy phạm trực tiếp điều chỉnh quan hệ đó.

      Ví dụ: Dùng quan hệ vay để xử lý quan hệ hụi họ..

     Khi áp dụng tương tự pháp luật, tòa án phải xác định rõ tính chất pháp lý của vụ việc dân sự, xác định rõ ràng trong hệ thống pháp luật hiện hành không có quy phạm pháp luật nào để điều chỉnh quan hệ đó và xác định quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.

      c) Việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng trong vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng.

      Trường hợp vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng thì tòa án áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ; lẽ công bằng để giải quyết vụ việc dân sự khi không thể áp dụng tập quán, tương tự pháp luật để tiến hành giải quyết.

     Án lệ được Tòa án nghiên cứu; áp dụng trong giải quyết vụ việc dân sự khi đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao công bố.

    Lẽ công bằng được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người trong xã hội thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và bình đẳng  quyền, nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó.

       Trên đây là tư vấn của chúng tôi về giải quyết vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào hãy gọi cho chứng tôi qua tổng đài tư vấn dân sự miễn phí 24/7 1900 6178 để được cung cấp dịch vụ và gặp trực tiếp luật sư. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

     Trân trọng ./.

     Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178