Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc theo quy định
15:16 25/07/2019
Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc theo quy định 2019: Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch,..
- Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc theo quy định
- Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc
Câu hỏi của bạn về giá trị pháp lý của bản sao từ sổ gốc
Xin chào Luật sư, tôi có một vấn đề muốn được Luật sư giải đáp như sau:
Tôi hiện tại đang nộp hồ sơ du học hệ Thạc sỹ tại Italy. Trước đây nhà trường có cấp cho tôi 01 bản gốc + 03 bản sao y từ sổ gốc. Tuy nhiên bản gốc đang tạm thời thất lạc. Hiện tại Lãnh sự quán Ý đang yêu cầu bổ sung bản gốc và không chấp nhận bản sao.
Cho tôi hỏi về mặt pháp lý thì bản sao do trường cấp cùng bản gốc thì có giá trị pháp lý tương đương bản gốc để Hợp pháp hóa tại Lãnh sự quán không? (Thông tin và chất liệu văn bằng tương đương, chỉ khác có chữ sao y bản gốc)
Nếu Lãnh sự quán từ chối Hợp pháp hóa bản sao từ bằng cấp bản gốc thì tôi có hợp pháp không? Nếu tôi sử dụng điều luật này để yêu cầu Lãnh sự sử dụng bản sao y với giá trị pháp lý như bản gốc thì có khả thi không?
Rất mong nhận được phản hồi tư vấn sớm do deadline hồ sơ của tôi đang rất gấp
Câu trả lời của Luật sư về giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc
1. Cơ sở pháp lý về giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ số gốc
- Nghị định 111/2011/NĐ-CP về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự
- Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch
2. Nội dung tư vấn về giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc
Theo yêu cầu tư vấn của bạn, bạn cần chúng tôi hỗ trợ về vấn đề giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc. Cụ thể bạn muốn biết bạn có thể dùng bản sao được cấp từ sổ gốc để thay thế bản gốc không? Nếu bản sao bị từ chối thì có hợp pháp hay không? Đối với câu hỏi trên, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
2.1. Khái niệm, thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự
Điều 2 Nghị định 111/2011/NĐ-CP quy định: Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Chứng nhận lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.
2. “Hợp pháp hóa lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.[/symple_box]
Trong trường hợp của bạn, bạn muốn nộp hồ sơ du học ở Italy tức là các giấy tờ, tài liệu của bạn được công nhận và sử dụng ở nước ngoài thì việc đầu tiên mà bạn cần làm thủ tục chứng nhận lãnh sự.
Thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam được quy định tại điều 1 thông tư 01/2012/TT-BNG
1. Cục Lãnh sự và Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan của Bộ Ngoại giao được giao thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở trong nước.
2. Trên cơ sở xem xét nhu cầu và điều kiện cán bộ, cơ sở vật chất của từng địa phương, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định ủy quyền cho Sở/Phòng/Bộ phận Ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (dưới đây gọi chung là cơ quan ngoại vụ địa phương) tiếp nhận hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự và trả kết quả. Danh sách các cơ quan này được thông báo và cập nhật thường xuyên trên Cổng thông tin điện tử về công tác lãnh sự. Cơ quan ngoại vụ địa phương được ủy quyền không được ủy quyền lại cho cơ quan khác. Cán bộ cơ quan ngoại vụ địa phương được ủy quyền chỉ được tiếp nhận, xử lý hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự sau khi đã được Bộ Ngoại giao tập huấn về nghiệp vụ. Do đó, bạn cần mang hồ sơ đến cục Lãnh sự và Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh hoặc các cơ quan ngoại vụ địa phương được ủy quyền để làm thủ tục chứng nhận Lãnh sự. Sau khi hoàn tất thủ tục chứng nhận Lãnh sự thì toàn bộ hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ của bạn sẽ mang đến lãnh sự quán hoặc đại sứ quán của Italy tại Việt Nam để xác nhận lại chữ ký, con dấu của cục Lãnh sự hoặc của Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh.
[caption id="attachment_170198" align="aligncenter" width="408"] Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc[/caption]
Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực
1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.. Như vậy, giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị thay thế bản chính, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Tuy nhiên, Khoản 2 điều 11 Nghị định 111/2011/NĐ-CP về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự quy định
Điều 11. Trình tự, thủ tục chứng nhận lãnh sự tại Bộ Ngoại giao
Trường hợp cần kiểm tra tính xác thực của giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể yêu cầu người đề nghị chứng nhận lãnh sự xuất trình bổ sung bản chính giấy tờ, tài liệu có liên quan và nộp 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu này để lưu tại Bộ Ngoại giao[/symple_box]
Kết luận: trong trường hợp của bạn việc Lãnh sự Italy yêu cần bạn bổ sung bản gốc của giấy tờ, bằng cấp là phù hợp với quy định của pháp luật.
Bài viết tham khảo:
Để được tư vấn chi tiết về giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Chuyên viên: Hoàng Anh
2.2. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực