• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Đóng thuế TNCN cho khoản vốn góp hoàn trả, tỷ lệ vốn góp của bạn trong vốn điều lệ của công ty, là một hoạt động là nhằm giảm vốn điều lệ...

  • Đóng thuế TNCN cho khoản vốn góp mà công ty hoàn trả?
  • Đóng thuế TNCN cho khoản vốn góp hoàn trả
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Câu hỏi của bạn: 

   

Thưa luật sư, tôi có câu hỏi muốn hỏi Luật sư tư vấn như sau: Hiện tôi là cổ đông tại công ty cổ phần có trụ sở tại quận Đống Đa, Hà Nội. Hôm qua, thì tôi có nhận được thông báo từ phía công ty rằng phía công ty sẽ trả lại một phần vốn góp mà tôi đã góp trước lại cho tôi. Vậy tôi muốn liên hệ tới luật sư và mong nhận được sự tư vấn từ luật sự rằng: Tôi có phải đóng khoản thuế thu nhập cá nhân cho khoản tiền phần vốn góp được trả lại đó hay là không? Vậy nếu trường hợp không phải tôi được công ty trả lại phần vốn góp mà là tôi rút vốn góp ra thì có phải đóng khoản thuế thu nhập cá nhân hay không? Nếu bị đánh thuế việc đầu tư vốn, thì tôi sẽ bị tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào? Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn.

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề cổ đông rút vốn có phải nộp thuế TNCN không, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề cổ đông rút vốn có phải nộp thuế TNCN không như sau:

Căn cứ pháp lý:

1. Cổ đông có phải đóng thuế TNCN cho khoản vốn góp mà mình được công ty trả lại không?

[symple_heading style="" title="     Theo quy định tại Khoản 5, Điều 112, Luật doanh nghiệp 2020" type="h1" font_size="" text_align="left" margin_top="30" margin_bottom="30" color="undefined" icon_left="" icon_right=""]

Điều 112. Vốn của công ty cổ phần:

....

5. Công ty có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:

a) Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;

b) Công ty mua lại cổ phần đã bán theo quy định tại Điều 132 và Điều 133 của Luật này;

c) Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 113 của Luật này.

     

     Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì công ty cổ phần được thực hiện hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Có quyết định hoàn trả phần vốn góp của Đại hội đồng cổ đông công ty.
  • Đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp.
  • Công ty phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông.

     Vậy trong trường hợp của bạn, chúng tôi hiểu rằng khi công ty thông báo về việc hoàn trả một phần vốn góp cho bạn – thành viên của công ty theo tỷ lệ vốn góp của bạn trong vốn điều lệ của công ty, là một hoạt động đơn giản chỉ là nhằm giảm vốn điều lệ, chính vì thế không làm phát sinh thu nhập thêm cho thành viên công ty và công ty. Bởi lẽ như vậy, các thành viên nhận lại khoản tiền đó không phải đóng thuế thu nhập cá nhân cũng như doanh nghiệp không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.

[symple_heading style="" title="     Bên cạnh đó: Theo quy định tại điều 3, Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi bổ sung năm 2012:" type="h1" font_size="" text_align="left" margin_top="30" margin_bottom="30" color="undefined" icon_left="" icon_right=""]

Điều 3. Thu nhập chịu thuế:

1. Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm:

a) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ;

b) Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:

a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;

10. Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này."

     Vậy là, khoản tiền vốn góp mà bạn được công ty hoàn trả lại không nằm trong những đối tượng khoản thu nhập được liệt kê tại điều 3, Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi bổ sung năm 2012.

2. Cổ đông rút vốn góp ra khỏi công ty cổ phần thì có phải đóng khoản TNCN không?

     Trước tiên đi vào vấn đề có phải đóng khoản thuế thu nhập cá nhân cho khoản vốn góp bạn có ý định rút ra khỏi công ty cổ phần hay không, thì phải xác định được việc bạn rút vốn ra khỏi công ty đó có phải là hành động hợp pháp đương nhiên bạn được làm hay không?

2.1 Rút vốn ra khỏi công ty cổ phần

[symple_heading style="" title="     Theo quy định tại điểm d, Khoản 1, Điều 111, Luật doanh nghiệp 2020:" type="h1" font_size="" text_align="left" margin_top="30" margin_bottom="30" color="undefined" icon_left="" icon_right=""]

Điều 111. Công ty cổ phần

1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.

     Như vậy cổ đông phổ thông không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại. Bạn chỉ có thể rút vốn bằng cách yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình hoặc chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác trong công ty hoặc cho người khác không phải là cổ đông trong công ty.

2.2. Cổ đông rút vốn góp ra khỏi công ty cổ phần thì có phải đóng khoản thuế thu nhập cá nhân hay không?

     Trường hợp bạn có hỏi là trái quy định nên bạn sẽ không có quyền được rút vốn góp ra. Bởi lẽ vậy, bạn sẽ không đóng thuế thu nhập cá nhân cho khoản này.   

     Song, bạn vẫn có thể thực hiện rút vốn gián tiếp bằng các cách: Chuyển nhượng cổ phần, mua lại cổ phần theo quyết định của công ty và mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông. Và tương ứng các cách thì bạn sẽ phải đóng khoản thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp chuyển nhượng cổ phần...Bạn có thể tìm hiểu thêm vấn đề này tại bài viết: Quy định của pháp luật về rút vốn trong công ty cổ phần

>> Cách tính thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng cổ phần ty

3. Cách tính tiền thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn

     Theo như trường hợp của bạn, chỉ có khi khoản tiền bạn nhận được làm phát sinh thu nhập thêm cho thành viên công ty và công ty thì bạn mới bị đánh thuế thu nhập cá nhân của khoản thu đó. Còn như đã phân tích trên, thì khoản vốn góp mà công ty hoàn trả lại cho bạn không thuộc đối tượng bị đánh thuế thu nhập. Song, tôi cũng sẽ cung cấp thông tin về cách tính thuế thu nhập cá nhân 2021 từ đầu tư vốn:

     Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể:"

  

Điều 10. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5%

     Trong đó:

  • Thu nhập tính thuế từ đầu tư vốn là thu nhập chịu thuế mà cá nhân nhận được theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân.
  • Thuế suất đối với thu nhập từ đầu tư vốn: Áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 5%.

4. Tình huống tham khảo: đóng thuế TNCN cho khoản vốn góp hoàn trả

     Thưa Luật sư, công ty tôi là công ty Cổ Phần có trụ sở tại Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Công ty tôi gồm 3 cổ đông thành lập từ năm 2011 (tôi là cổ đông sáng lập công ty). Hiện nay, tôi muốn chuyển nhượng lại 1 phần cổ phần cho một người khác. Vậy cho tôi hỏi là điều kiện để tôi có thể chuyển nhượng phần cổ phần đó là gì? Tôi xin cảm ơn!

     Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 111, Luật doanh nghiệp 2020: Điều 111. Công ty cổ phần: 1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:    ....

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.

     Theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 120, Luật doanh nghiệp 2020: Điều 120. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập:  ....

3. Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.

4. Các hạn chế quy định tại khoản 3 Điều này không áp dụng đối với cổ phần phổ thông sau đây: a) Cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp; b) Cổ phần đã được chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập.

     Khoản 1 Điều 127 của Luật doanh nghiệp 2020: Điều 127. Chuyển nhượng cổ phần:

1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.

     Lưu ý, bạn phải xác định rõ số cổ phần mà bạn muốn chuyển nhượng cho người khác là cổ phần phổ thông, hay cổ phần ưu đãi.

     Đối với cổ phần ưu đãi: Cổ phần ưu đãi biểu quyết thì bạn không được chuyển nhượng. Còn đối với cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại thì bạn được tự do chuyển nhượng.

     Đối với cổ phần phổ thông: Đối chiếu với trường hợp của bạn chúng tôi thấy được rằng: Công ty bạn thành lập năm 2011, đến nay đã được 10 năm, do vậy không bị hạn chế quyền chuyển nhượng theo khoản 3 Điều 120. Song, việc chuyển nhượng này chỉ được thực hiện nếu điều lệ công ty đó không có quy định về hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần.

Liên hệ Luật sư tư vấn về: đóng thuế TNCN cho khoản vốn góp hoàn trả

Nếu bạn đang gặp vướng mắc về đóng thuế TNCN cho khoản vốn góp hoàn trả mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về đóng thuế TNCN cho khoản vốn góp hoàn trả. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.

  •   Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500      
  •  Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
  •  Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected]

Bài viết tham khảo khác:

 Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178