• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Rút vốn trong công ty cổ phần là một hoạt động thường thấy khi các cổ đông có yêu cầu rút khỏi công ty... rút vốn khỏi công ty có thể bằng các cách ...

  • Quy định của pháp luật về rút vốn trong công ty cổ phần
  • rút vốn trong công ty cổ phần
  • Hỏi đáp luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Rút vốn trong công ty cổ phần

Câu hỏi của bạn về rút vốn trong công ty cổ phần

     Xin chào luật sư! Tôi có câu hỏi muốn hỏi như sau: tôi đang là cổ đông của một công ty cổ phần nhưng hiện nay tôi không muốn tham gia làm cổ đông của công ty nữa. Vậy luật sư cho tôi biết quy định pháp luật hiện hành về rút vốn trong công ty cổ phần hiện nay như thế nào? Xin cảm ơn luật sư!

Câu trả lời của luật sư về rút vốn trong công ty cổ phần

     Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn về rút vốn trong công ty cổ phần, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về rút vốn trong công ty cổ phần như sau:

     1. Căn cứ pháp lý về rút vốn trong công ty cổ phần

     2. Nội dung tư vấn về rút vốn trong công ty cổ phần

     Cổ đông của công ty cổ phần có thể rút vốn khỏi công ty cổ phần trong các trường hợp sau:

     2.1. Rút vốn trong công ty cổ phần bằng cách chuyển nhượng cổ phần

     Một người được coi là cổ đông của công ty khi sở hữu cổ phần của công ty đó. Cổ phần không xác định thời hạn, nó luôn tồn tại song hành cùng với sự tồn tại của công ty. Do đó nếu một cổ đông muốn thực hiện việc rút vốn ra khỏi công ty cổ phần thông qua hình thức chuyển nhượng cổ phần thì cổ đông đó có thể thực hiện rút một phần qua việc chuyển nhượng một phần cổ phần hoặc rút vốn toàn bộ bằng cách chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của mình cho người khác.      Cổ đông khi muốn chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác thì sẽ thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 126 Luật Doanh nghiệp năm 2014, cụ thể:      

Điều 126. Chuyển nhượng cổ phần

1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.

2. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ ký. Trường hợp chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, trình tự, thủ tục và việc ghi nhận sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

     Đối với trường hợp chuyển nhượng một phần cổ phần của mình cho người khác thì cổ phiếu cũ bị hủy bỏ và công ty phát hành cổ phiếu mới ghi nhận số cổ phần đã chuyển nhượng và số cổ phần còn lại (quy định tại Khoản 6 Điều 126 Luật Doanh nghiệp năm 2014).      Tuy nhiên không phải trong mọi trường cổ đông đều có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác .Trong một số trường hợp, khi muốn chuyển nhượng cổ phần thì cổ đông sẽ gặp một số hạn chế, cụ thể quy định tại Khoản 3 Điều 119 Luật Doanh nghiệp năm 2014:      

Điều 119. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập

     ... 3. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó...

     Chuyển nhượng cổ phần là quyền của cổ đông nhưng quyền này của cổ đông có thực hiện được hay không cần phải xét đến trường hợp có ai nhận chuyển nhượng số cổ phần đó hay không? Bởi nếu không có ai nhận chuyển nhượng thì cổ đông sẽ không thể thực hiện việc rút vốn khỏi công ty theo cách này được. [caption id="attachment_198370" align="aligncenter" width="500"]https://luattoanquoc.com/cach-thuc-rut-von-khoi-cong-ty-tnhh-2-thanh-vien-tro-len/ Rút vốn trong công ty cổ phần[/caption]

     2.2. Rút vốn trong công ty cổ phần bằng cách mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông

     Ngoài việc rút vốn thông qua cách thức chuyển nhượng thì cổ đông còn có thể yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Tuy nhiên trong trường hợp này, cổ đông chỉ có thể yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình khi xảy ra sự kiện: cổ đông biểu quyết phản đổi nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hay thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty.      Trường hợp rút vốn theo cách thức yêu cầu công ty mua lại cổ phần được quy định tại Điều 129 Luật Doanh nghiệp năm 2014 như sau:      

Điều 129. Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông

     1. Cổ đông biểu quyết phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết về các vấn đề quy định tại khoản này.

     2. Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông quy định tại khoản 1 Điều này với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không thỏa thuận được về giá thì các bên có thể yêu cầu một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Công ty giới thiệu ít nhất 03 tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng. 

     2.3. Rút vốn trong công ty cổ phần bằng cách mua lại cổ phần theo quyết định của công ty

     Trong hai trường hợp kể trên, việc rút vốn ra khỏi công ty cổ phần đó là quyền của cổ đông, thì đối với trường hợp rút vốn khi mua lại cổ phần theo quyết định của công ty thì đây lại là quyền của công ty, cụ thể được quy định tại Điều 130 Luật Doanh nghiệp năm 2014 như sau:      

Điều 130. Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty

     Công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán theo quy định sau đây:

     1. Hội đồng quản trị có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã được chào bán trong 12 tháng. Trường hợp khác, việc mua lại cổ phần do Đại hội đồng cổ đông quyết định;

     2. Hội đồng quản trị quyết định giá mua lại cổ phần. Đối với cổ phần phổ thông, giá mua lại không được cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua lại, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Đối với cổ phần loại khác, nếu Điều lệ công ty không quy định hoặc công ty và cổ đông có liên quan không có thỏa thuận khác thì giá mua lại không được thấp hơn giá thị trường;

     3. Công ty có thể mua lại cổ phần của từng cổ đông tương ứng với tỷ lệ cổ phần của họ trong công ty. Trường hợp này, quyết định mua lại cổ phần của công ty phải được thông báo bằng phương thức bảo đảm đến được tất cả cổ đông trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định đó được thông qua. Thông báo phải có tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty, tổng số cổ phần và loại cổ phần được mua lại, giá mua lại hoặc nguyên tắc định giá mua lại, thủ tục và thời hạn thanh toán, thủ tục và thời hạn để cổ đông chào bán cổ phần của họ cho công ty.

     Cổ đông đồng ý bán lại cổ phần phải gửi chào bán cổ phần của mình bằng phương thức bảo đảm đến được công ty trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo. Chào bán phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là tổ chức; số cổ phần sở hữu và số cổ phần chào bán; phương thức thanh toán; chữ ký của cổ đông hoặc người đại diện theo pháp luật của cổ đông.

     Tuy nhiên cần phải lưu ý đó là việc thực hiện rút vốn trong hai trường hợp rút vốn theo hình thức mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông và mua lại cổ phần theo quyết định của công ty đều cần phải đảm bảo các điều kiện thanh toán, nghĩa vụ trả nợ của công ty, quy định trên được dẫn chiếu theo căn cứ tại Khoản 1 Điều 130 Luật Doanh nghiệp năm 2014 như sau:      

Điều 131. Điều kiện thanh toán và xử lý các cổ phần được mua lại

    1. Công ty chỉ được quyền thanh toán cổ phần được mua lại cho cổ đông theo quy định tại Điều 129 và Điều 130 của Luật này nếu ngay sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

     Việc quy định điều kiện thanh toán và xử lý các cổ phần được mua lại như trên là hợp lí bởi khi rút vốn theo hai hình thức trên, công ty cổ phần đều phải lấy tiền của mình ra để thanh toán cho các cổ đông (khác với trường hợp chuyển nhượng cổ phần khi người thanh toán là người nhận chuyển nhượng cổ phần). Điều đó làm ảnh hưởng đến sự an toàn tài chính của công ty, chính vì lẽ đó mà pháp luật mới đặt ra điều kiện hạn chế trên đối với công ty.      Kết luận: như vậy, một cổ đông muốn rút vốn khỏi công ty cổ phần sẽ có thể thực hiện theo các cách thức kể trên, bao gồm: rút vốn bằng hình thức chuyển nhượng cổ phần, mua lại cổ phần theo quyết định của công ty và mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông.      Bài viết tham khảo      Để được tư vấn chi tiết về rút vốn trong công ty cổ phầnquý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 24/7 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Nam Trường

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178