Đổi tên trong giấy khai sinh theo quy định của pháp luật hiện hành
16:00 11/09/2018
Đổi tên trong giấy khai sinh theo quy định của pháp luật hiện hành: Phạm vi thay đổi hộ tịch...Lý do thay đổi tên trong giấy khai sinh...
- Đổi tên trong giấy khai sinh theo quy định của pháp luật hiện hành
- Đổi tên trong giấy khai sinh
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
ĐỔI TÊN TRONG GIẤY KHAI SINH
Câu hỏi về đổi tên trong giấy khai sinh
Mình là giới tính nữ bố mẹ đặt tên là Nguyễn Thị Trọng. Hồi đi học mọi người toàn trêu trọc gọi mình là anh Trọng. Thật sự là mình rất khó chịu. Hơn nữa ra ngoài đường giao tiếp cái tên này mình cảm thấy rất bất tiện mọi người toàn nghĩ mình là giới tính nam thôi và bảo con gái chả ai tên Trọng cả. Bây giờ mình muốn đổi lại tên quá
Cái tên Trọng làm mình cảm thấy rất bất tiện trong giao tiếp và bị mọi người trêu trọc nên mình muốn đổi tên khác
Mình trên 18 tuổi rồi thì không biết lí do này có hợp lí không?
Câu trả lời về đổi tên trong giấy khai sinh
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về đổi tên trong giấy khai sinh, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về đổi tên trong giấy khai sinh như sau:
1. Cơ sở pháp lý về đổi tên trong giấy khai sinh
2. Nội dung tư vấn đổi tên trong giấy khai sinh
2.1. Phạm vi thay đổi hộ tịch
Theo quy định của pháp luật, trong nội dung giấy khai sinh đã đăng ký được thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thì còn phải có sự đồng ý của người đó.
2.2. Lý do thay đổi tên trong giấy khai sinh
Những “lý do chính đáng” để thay đổi tên được quy định tại Điều 28 Bộ luật dân sự năm 2015 về quyền thay đổi tên bao gồm:
“1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;
e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
3. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
4. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.”
Nếu như bạn thuộc một trong các trường hợp trên thì bạn mới được thay đổi tên trong giấy khai sinh. [caption id="attachment_122015" align="aligncenter" width="533"] Đổi tên trong giấy khai sinh[/caption]
2.3. Hồ sơ đổi tên trong giấy khai sinh
- Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định;
- Bản chính giấy khai sinh của người cần thay đổi họ, tên (trường hợp mất bản chính thì nộp bản sao trích lục);
- Các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi họ, tên như: sổ hộ khẩu, sổ BHXH, thẻ BHYT, hồ sơ bệnh án, giấy nhập viện….(bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
Nếu yêu cầu thay đổi tên với lý do trùng tên với người thân trong gia đình thì phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh việc trùng tên đó (vd: Giấy khai sinh của người thân bị trùng tên).
- Xuất trình bản chính chứng minh nhân dân.
2.4. Thẩm quyền đổi tên trong giấy khai sinh
Điều 46 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký thay đổi tên trong giấy khai sinh như sau:
“1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của người nước ngoài có thẩm quyền giải quyết việc cải chính, bổ sung hộ tịch đối với người nước ngoài đã đăng ký hộ tịch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đăng ký hộ tịch trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc.”
Như vậy, ủy ban nhân dân cấp huyện nơi bạn đăng ký giấy khai sinh trước đây hoặc nơi bạn cư trú có thẩm quyền thay đổi tên trong giấy khai sinh cho bạn.
Bạn có thể tham khảo bài viết sau:
Để được tư vấn chi tiết về đổi tên trong giấy khai sinh quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.