Đòi lại sính lễ khi bị hủy hôn có được không?
13:41 19/05/2021
Trao sính lễ là một nghi thức quan trọng trước khi diến ra lễ kết hôn, trường hợp hủy hôn có đòi lại sính lễ khi bị hủy hôn được không.
- Đòi lại sính lễ khi bị hủy hôn có được không?
- đòi lại sính lễ khi bị hủy hôn
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Câu hỏi của bạn:
Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: Tôi, người yêu tôi và gia đình hai bên đã định ngày tổ chức đám cưới. Trước khi tổ chức có làm đám hỏi và gia đình tôi có mang sính lễ đến nhà cô dâu gồm 30 triệu tiền mặt và một số vật phẩm khác. Sau khi tổ chức đám hỏi, theo đúng dự định ban đầu thì chúng tôi sẽ cưới nhau sau 1 tháng, tuy nhiên trước ngày cưới 1 tuần bên nhà gái nói rằng không muốn cưới nữa. Gia đình tôi rất hoang mang và không biết tại sao. Hiện nay, nếu bên nhà gái không đồng ý cưới nữa thì gia đình tôi có được đòi lại số sính lễ đã mang sang nhà gái trước đó hay không? Rất mong nhận được sự tư vấn của Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư:
Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề đòi lại sính lễ khi bị hủy hôn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm về vấn đề đòi lại sính lễ khi bị hủy hôn như sau:
Căn cứ pháp lý:
1. Đòi lại sính lễ khi bị hủy hôn được hiểu như thế nào?
Lễ ăn hỏi hay còn được biết đến là lễ đính hôn - đây là một nghi thức trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt, là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ đàng trai và đàng gái. Trong ngày lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ mang sính lễ sang nhà gái xin hỏi cưới và việc mang sính lễ cũng được coi là một nét đẹp trong truyền thống của người Việt Nam ta. Đồng thời, việc trao sính lễ cũng thể hiện thành ý của bên nhà trai với họ nhà gái. Có thể nói nghi thức lễ ăn hỏi có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho khởi đầu mới.
Hiện nay, có không ít trường hợp hủy bỏ hôn ước mặc dù đã làm lễ ăn hỏi như: Nhà gái đã nhận sính lễ của bên nhà trai nhưng sau đó hủy hôn, không muốn cưới hoặc chính phía nhà trai dù đã trao sính lễ nhưng vì lý do nào đó không còn muốn tổ chức đám cưới. Kéo theo thực trạng đó là tình trạng tranh chấp về đòi lại sính lễ khi bị hủy hôn. Dù nguyên nhân không tiến hành tổ chức đám cưới xuất phát từ bên nhà trai hay nhà gái thì trong một số ít trường hợp, bên nhà trai muốn đòi lại sính lễ đã trao trước đó.
Như vậy, đòi lại sính lễ khi bị hủy hôn được hiểu là việc nhà trai đòi lại số lễ vật bao gồm tiền, vàng, lễ vật.... đã trao cho bên nhà gái tại lễ ăn hỏi khi hôn lễ không được tiến hành.
2. Đòi lại sính lễ khi bị hủy hôn có được không?
Việc đòi lại sính lễ có thể xem là một thực trạng tiêu cực trong xã hội, điều này gây ảnh hưởng không tốt đến nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam ta. Tuy nhiên, trên thực tế, có không ít người cho rằng việc mang sính lễ tới nhà gái là một nghi thức nhằm đón dâu về, do đó, nếu không thể đón được dâu về thì không còn lý do để họ phải mất đi số sính lễ đó. Trường hợp hai bên thống nhất được về việc đòi và trả lại sính lễ, câu chuyện về sính lễ sẽ dừng lại. Trường hợp còn lại, bên nhà trai muốn đòi nhưng bên nhà gái không muốn trả sẽ dẫn đến tranh chấp giữa hai bên. Khi đó sẽ dẫn đến câu chuyện đòi lại sính lễ khi bị hủy hôn. Việc đòi lại sính lễ như vậy liệu có đúng và có được không ?
Xét ở góc độ văn hóa, việc trao nhận sính lễ trước khi tổ chức đám cưới là một hình thức, phong tục, tập quán và là một nét đẹp trong văn hóa cưới hỏi của người Việt Nam nói riêng và ở một số nước trên thế giới nói chung. Việc trao, nhận sính lễ được xuất phát từ sự thiện chí của hai bên đối với đám cưới và đây gần như là nghi thức hiển nhiên có tại Việt Nam.
Tuy nhiên, ở góc độ pháp lý, việc trao và nhận sính lễ giữa nhà trai và nhà gái là một hình thức của hợp đồng tặng cho tài sản. Theo đó, giá trị của sính lễ sẽ do hai bên thỏa thuận hoặc do bên nhà trai tự quyết định. Theo quy định của pháp luật, có hai dạng hợp đồng tặng cho gồm:
- Hợp đồng tặng cho tài sản không có điều kiện.
- Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện
Trường hợp việc trao nhận sính lễ là hợp đồng tặng cho tài sản không có điều kiện:
Điều 457 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng tặng cho tài sản như sau:
Điều 457. Hợp đồng tặng cho tài sản
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
Cũng theo quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng tặng cho tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Như vậy, trong trường hợp khi trao sính lễ, gia đình bạn và gia đình nhà gái không có thỏa thuận gì khác, việc mang sính lễ là do gia đình bạn hoàn toàn tự nguyện thì số sính lễ đã thuộc quyền sở hữu của nhà gái kể từ thời điểm hai bên thực hiện nghi thức trao sính lễ và bên nhà gái đồng ý nhận. Do đó, trong trường hợp này, gia đình bạn không thể đòi lại sính lễ khi bị hủy hôn.
Trường hợp việc trao nhận sính lễ là hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện.
Pháp luật quy định về tặng cho tài sản có điều kiện như sau:
Điều 462. Tặng cho tài sản có điều kiện
1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
Thực tế, có khá nhiều trường hợp trước khi thực hiện tặng cho tài sản, bên có tài sản sẽ đặt ra một điều kiện nào đó mà bên được tặng cho cần thực hiện nếu muốn nhận tài sản được tặng cho. Theo đó, đối với những trường hợp tặng cho tài sản có điều kiện mà điều đó không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội thì bên được tặng cho cần thực hiện một nghĩa vụ nào đó trước hoặc sau khi nhận tài sản do bên tặng cho đặt ra.
Ngày nay, để tránh tình trạng nhận sính lễ sau đó hủy hôn, có không ít trường hợp bên nhà trai trước khi trao sính lễ đã đặt ra điều kiện nếu hôn lễ không được tiến hành, hai bên không đăng ký kết hôn thì bên nhà gái có nghĩa vụ phải trả lại số sính lễ đã nhận. Tuy nhiên, theo pháp luật về hôn nhân gia đình, kết hôn là sự kiện nhằm xác lập quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ dựa trên sự mong muốn và "tự nguyện" của cả hai phía. Do đó, nếu một trong hai không tự nguyện kết hôn thì bên còn lại không được ép buộc.
Đối chiếu với quy định của pháp luật, có thể thấy việc đặt điều kiện hai bên phải kết hôn, nếu không bên nhà gái phải trả lại sính lễ đã nhận là vi phạm quy định của pháp luật. Khi đó, hợp đồng tặng cho này sẽ bị vô hiệu theo quy định tại Điều 123 Bộ luật dân sự. Đồng thời hậu quả pháp lý đối với giao dịch vô hiệu được quy định như sau:
Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. 3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
Như vậy, với tình huống bạn đưa ra, nếu trước khi trao sính lễ, phía gia đình bạn có đặt ra điều kiện là số sính lễ đó sẽ thuộc về nhà gái nếu hai bên phải tổ chức đám cưới thì đây được cho là một hình thức của hợp đồng tặng cho có điều kiện. Tuy nhiên, điều kiện của hợp đồng tặng cho đó là trái với quy định của pháp luật, do đó sẽ không làm phát sinh hiệu lực của hợp đồng. Theo đó, bên nhà gái có nghĩa vụ hoàn trả lại số sính lễ đã nhận từ phía gia đình bạn theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 131 Bộ luật dân sự.
Kết luận: Việc trao sính lễ trước khi kết hôn là một nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam, xét về khía cạnh pháp lý đây là một hình thức của hợp đồng tặng cho tài sản. Thông thường, việc tặng cho này là do nhà trai tự nguyện trao tài sản và nhà gái đồng ý nhận mà không kèm theo bất kỳ điều kiện nào, khi đó, dù đám cưới có được tiến hành hay không thì số sính lễ vẫn thuộc về nhà gái, nhà trai không có quyền đòi lại số sính lễ khi bị hủy hôn. Trước thực trạng xuất hiện hiện tượng hủy hôn giữa chừng ngày một phổ biến, có nhiều trường hợp khi nhà trai trao sính lễ có đặt ra điều kiện là hai bên phải kết hôn, đây là một hình thức của hợp đồng tặng cho. Tuy nhiên, điều kiện này là trái với quy định của pháp luật do đó, không làm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tặng cho kể từ thời điểm giao kết dẫn tới hậu quả các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Vì vậy, bên nhà gái có nghĩa vụ hoàn trả lại số sính lễ đã nhận từ nhà trai .
Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn như sau: Tôi và bạn trai đã đi đăng ký kết hôn, dự định sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6. Nhưng do tình hình dịch bệnh nên chúng tôi đã bàn bạc và quyết định hoãn đám cưới cho đến khi hết dịch. Vậy Luật sư cho tôi hỏi hiện tại chúng tôi đã được coi là vợ chồng chưa? Tôi xin cảm ơn!
3. Tình huống tham khảo: Đăng ký kết hôn nhưng không tổ chức đám cưới có được coi là vợ chồng?
Tại Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định
Điều 9. Đăng ký kết hôn
1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.
Như vậy, theo quy định trên, quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng chỉ được xác lập và ghi nhận là vợ chồng hợp pháp khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn theo pháp luật. Việc tổ chức đám cưới từ trước đến nay được coi như một nghi thức để hai bên nam, nữ giới thiệu với gia đình, họ hàng, bạn bè của hai bên về vợ/ chồng của mình. Đây không phải là thủ tục bắt buộc để xác lập quan hệ vợ chồng theo pháp luật. Do đó, khi hai bạn đã thực hện thủ tục đăng ký kết hôn thì đã được coi la vợ chồng hợp pháp của nhau, không phụ thuộc vào việc đã tổ chức đám cưới hay chưa.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về vấn đề đòi lại sính lễ khi bị hủy hôn:
Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về đòi lại sính lễ khi bị hủy hôn như điều kiện đòi lại sính lễ là gì, cách thức đòi như thế nào… Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về đòi lại sính lễ khi bị hủy hôn về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Nguyễn Kiều