Đòi lại nhà cho thuê khi không có hợp đồng thuê nhà
13:44 12/08/2019
Đòi lại nhà cho thuê...Căn cứ quy định tại Điều 121 Luật Nhà ở 2014...Khi bạn lấy lại nhà mà bên thuê không chịu đi thì...
- Đòi lại nhà cho thuê khi không có hợp đồng thuê nhà
- Đòi lại nhà cho thuê
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
ĐÒI LẠI NHÀ CHO THUÊ KHI KHÔNG CÓ HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ
Câu hỏi của bạn:
Xin hỏi luật sư, tôi có dãy nhà cho thuê, có một người quen thuê nhà (do quen nên không có làm hợp đồng thuê), nhưng mấy tháng nay người này không chịu đóng tiền điện nước nên tôi muốn lấy lại nhà, mà người thuê không chịu đi, xin luật sư tư vấn cách lấy lại nhà, báo lên công an phường được không? Vì người này không có hợp đồng thuê hay gì hết, có thể làm đơn tố cáo người đó vào tội chiếm đoạt tài sản không, xin cảm ơn! <[email protected]>
Câu trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Luật Nhà ở năm 2014
- Bộ luật Dân sự 2015
- Bộ luật Hình sự 1999
Nội dung tư vấn: Theo quy định của luật nhà ở 2014:
Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
-
Đòi lại nhà khi không có hợp đồng thuê nhà
Căn cứ quy định tại Điều 121 Luật Nhà ở 2014: "Hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản…".
Như vậy, hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản. Trong trường hợp của bạn, cho thuê nhà không có hợp đồng nên vi phạm quy định về hình thức, do đó hợp đồng sẽ không có giá trị pháp lý kể từ thời điểm giao kết. Các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Khi bạn lấy lại nhà mà bên thuê không chịu đi thì theo quy định tại Điều 164 Bộ luật Dân sự 2015: "Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.". Bạn có thể nhờ đến sự can thiệp của công an phường để giải quyết và khởi kiện ra tòa án để đòi tài sản.
-
Có thể tố cáo người đó vào tội chiếm đoạt tài sản không?
Hành vi của bên thuê nhà có dấu hiệu của tội chiếm giữ trái phép tài sản theo quy định tại Điều 141 Bộ luật hình sự 1999:
"1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên hoặc cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hoá có giá trị đặc biệt, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm."
- Chủ thể của tội chiếm giữ trái phép tài sản: người từ đủ 16 tuổi trở lên.
- Khách thể của tội chiếm giữ trái phép tài sản: xâm phạm đến quan hệ sở hữu
- Mặt khách quan của tội chiếm giữ trái phép tài sản: hành vi phạm tội là hành vi cố tình giữ tài sản có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được khi đã có yêu cầu được nhận lại tài sản của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản.
- Mặt chủ quan của tội chiếm giữ trái phép tài sản: lỗi của chủ thể thực hiện hành vi là lỗi cố ý. Mục đích của người phạm tội là mong muốn giữ bằng được tài sản.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, hành vi của bên thuê nhà có dấu hiệu của tội chiếm giữ trái phép tài sản. Do đó, bạn có thể làm đơn tố giác để cơ quan công an điều tra làm rõ.
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn để chúng tôi ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo:
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;