• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Giải quyết chế độ ốm đau cho người lao động doanh nghiệp cần làm gì: Doanh nghiệp tôi có trường hợp người lao động ốm đau nhiều ngày phải nhập viện.....

  • Doanh nghiệp phải làm gì để giải quyết chế độ ốm đau cho người lao động
  • giải quyết chế độ ốm đau cho người lao động
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

DOANH NGHIỆP PHẢI LÀM GÌ ĐỂ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Kiến thức của bạn:

     Doanh nghiệp tôi có trường hợp người lao động ốm đau nhiều ngày phải nhập viện và điều trị nhiều ngày. Vậy trong trường hợp này thì người lao động bên tôi được hưởng những quyền lợi gì và bên doanh nghiệp tôi phải làm gì để giải quyết chế độ ốm đau cho người lao động đó.

Câu trả lời của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn :

    Thứ nhất cần phải xác định người lao động bên bạn có đủ điều kiện để hưởng chế độ ốm đau không?

    Căn cứ theo điều 25 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau:

    Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau

"1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền."

giai-quyet-che-do-om-dau-cho-nguoi-lao-dong-2

     Vậy trường hợp người lao động bên bạn bị ốm và phải nằm viện điều trị, nếu có giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và nguyên nhân không phải do mình tự hủy hoại sức khỏe thì người lao động bên bạn đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau.

    Thứ hai thời gian và mức hưởng chế độ ốm đau mà người lao động bên bạn được hưởng gồm:

  1. Thời gian người lao động hưởng chế độ ốm đau

– Trong điều kiện bình thường, người lao động sẽ được nghỉ:

+ 30 ngày (tham gia bảo hiểm xã hội dưới 15 năm).

+ 40 ngày(tham gia bảo hiểm xã hội từ 15 năm đến dưới 30 năm).

+ 60 ngày (tham gia bảo hiểm xã hội đủ 30 năm trở lên).

– Trong điều kiện nặng nhọc độc hại, phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên:

+ 40 ngày/năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.

+ 50 ngày/năm nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.

+ 70 ngày/năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên. 

– Đối với trường hợp bị bệnh dài ngày (theo danh mục Bệnh dài ngày của Bộ Y tế)

+ Tối đa 180 ngày/năm trong một năm. 

+ Sau 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn.

       2.  Mức hưởng chế độ ốm đau

      Đối với ốm đau bình thường : Mức trợ cấp bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc chia cho 26 ngày, sau đó nhân với số ngày thực tế nghỉ việc trong khoảng thời gian được nghỉ theo quy định. Nếu nghỉ ốm ở tháng đầu tham gia bảo hiểm xã hội thì lấy mức lương của chính tháng đó để tính hưởng trợ cấp.

     Đối với trường hợp bị bệnh dài ngày: Mức trợ cấp bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội (trong 180 ngày/năm đầu tiên). Từ ngày thứ 181 trở đi, mức hưởng cụ thể như sau:

     – Bằng 45% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.  

     – Bằng 55% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.

     – Bằng 65% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 30 năm trở lên.   

     Và tiếp nữa về vấn đề doanh nghiệp bạn cần làm gì để giải quyết chế độ ốm đau cho người lao động đó:

    Sau khi người lao động đó hoàn thiện hồ sơ và nộp cho doanh nghiệp bạn thì doanh nghiệp bạn sẽ phải tiếp nhận hồ sơ và thực hiện các thủ tục:

     – Giải quyết và chi trả chế độ cho người lao động.

    – Hàng quý hoặc hàng tháng, doanh nghiệp phải lập danh sách người lao động đề nghị hưởng chế độ ốm đau, sau đó nộp cho tổ chức bảo hiểm xã hội quận huyện( Nộp kèm theo hồ sơ của người lao động cùng toàn bộ phần mềm đã giải quyết trong tháng hoặc quý để quyết toán )

    – Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa.

    – Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

    – Thời hạn giải quyết: Theo quy định tại điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

     Bài viết tham khảo:

    Để được tư vấn vấn chi tiết về Doanh nghiệp phải làm gì để giải quyết chế độ ốm đau cho người lao động, quý khách vui lòng liên hệ tới để được luật sư tư vấn Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.    
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178