• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Chế độ tai nạn lao động là một trong những chế độ để bảo vệ quyền lợi của người lao động. Pháp luật đã quy định trách nhiệm mà doanh nghiệp phải thực hiện khi người lao động bị tai nạn lao động, trong đó doanh nghiệp không giới thiệu người lao động bị tai nạn lao động được giám định y khoa thì có bị phạt không?

  • Doanh nghiệp không giới thiệu người lao động bị tai nạn lao động được giám định y khoa thì có bị phạt không?
  • doanh nghiệp không giới thiệu người lao động bị tai nạn lao động được giám định y khoa thì có bị phạt không
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

1. Tai nạn lao động là gì?

     Tai nạn lao động là một khái niệm được quy định trong pháp luật lao động của Việt Nam. Theo quy định tại Khoản 8, Điều 3, Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể, hoặc thậm chí có thể gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với công việc, nhiệm vụ lao động. 

     Tai nạn lao động có thể xảy ra tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, hoặc ngoài nơi làm việc và ngoài giờ làm việc khi người lao động thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc bị tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc ngược lại.

2. Người sử dụng lao động có bắt buộc phải giới thiệu người lao động đi giám định y khoa khi bị tai nạn lao động không?

     Căn cứ theo khoản 6 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
...
6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;

...

     Như vậy, một trong những trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn lao động là giới thiệu đi giám định khả năng suy giảm lao động và lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động gửi đến cơ quan bảo hiểm. Đây là một trong những nghĩa vụ mà người sử dụng lao động bắt buộc phải thực hiện.

3. Doanh nghiệp không giới thiệu người lao động bị tai nạn lao động được giám định y khoa thì có bị phạt không?

     Mức phạt đối với hành vi không giới thiệu người lao động bị tai nạn lao động được giám định y khoa nằm tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 12/2022/NĐ-CP:

Điều 23. Vi phạm quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
...
d) Không giới thiệu người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật;

...

     Theo đó, doanh nghiệp không giới thiệu người lao động bị tai nạn lao động được giám định y khoa thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mỗi người lao động nhưng không quá 75.000.000 đồng.

     Ngoài ra, buộc doanh nghiệp phải giới thiệu người lao động bị tai nạn lao động được giám định y khoa theo quy định của pháp luật khi có hành vi vi phạm. 

     Mức phạt trên chỉ là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

4. Chuyên mục hỏi đáp

Câu hỏi 1. Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động là bao lâu?

Tại Điều 59 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 57 và Điều 58 của Luật này.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

     Theo đó, công ty nộp hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động.

Câu hỏi 2.  Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động gồm những gì?

     Theo quy định tại Điều 57 Luật An toàn vệ sinh lao động thì hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động gồm:

  • Sổ bảo hiểm xã hội
  • Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú.
  •  Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
  • Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bài viết cùng chuyên mục:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178