• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Điều kiện kết hôn với công an bộ đội: Các trường hợp dưới đây sẽ không được kết hôn với công an bộ đội: Gia đình có người làm tay sai cho chế độ phong kiến,

  • Điều kiện kết hôn với công an, bộ đội
  • kết hôn với công an bộ đội
  • Hỏi đáp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Điều kiện kết hôn với công an, bộ đội

Kiến thức của bạn:

      Điều kiện kết hôn với công an bộ đội.

Kiến thức của Luật sư :

Cơ sở pháp lý:

  • Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

Nội dung tư vấn :      Khoản 5, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

...5. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn..

  1. Hôn nhân tự nguyện trong Luật Hôn nhân và Gia đình

        Hôn nhân là chuyện quan trọng nhất của đời người. Hôn nhân cũng là nơi hình thành các tế bào của xã hội đó là gia đình. Chính vì như vậy, để tìm được một người cùng đi tới cuộc hôn nhân và để duy trì cả cuộc đời thì tình yêu và sự tự nguyện là điều căn bản. Điều 2 và khoản 1 Điều 8 có những quy định liên quan đến sự tự nguyện trong hôn nhân như sau:

“Điều 2. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình

1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

3. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.

4. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

5. Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.”

“Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.”

       Theo những quy định trên, ngoài những trường hợp bị cấm do vi phạm sự tự nguyện, điều kiện kết hôn, trái đạo đức… thì Pháp luật Hôn nhân và Gia đình tôn trọng sự tự nguyện trong hôn nhân. Theo đó, tất cả các cá nhân khi đủ tuổi đăng kí kết hôn và không mất năng lực hành vi dân sự không phân biệt giàu nghèo, công việc, dân tộc, tôn giáo hay tín ngưỡng có thể kết hôn với nhau dự trên sự tự nguyện.

  1. Điều kiện kết hôn với công an bộ đội

       Ngoài những quy định chung theo Luật Hôn nhân và Gia đình, đối với công an bộ đội khi kết hôn với người khác thì cần đáp ứng cả những quy định của ngành. Theo Quyết định 1275/2007/QĐ-BCA ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc kết hôn với cán bộ, chiến sĩ thuộc ngành Bộ đội, Công an như sau :

“Các trường hợp dưới đây sẽ không được kết hôn với công an bộ đội:

  • Gia đình có người làm tay sai cho chế độ phong kiến, Nguy quân, Ngụy quyền; 
  • Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật;
  • Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành;
  • Có gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa;
  • Có bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch tại Việt Nam).”

      Theo đó, Gia đình có người làm tay sai cho chế độ phong kiến, ngụy quân ngụy quyền hay gia đình và bản thân có tiền án tiền sự, đang chấp hành án phạt tù, theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành, là người dân tộc Hoa hay người nước ngoài thì đều không thể kết hôn với công an bộ đội. [caption id="attachment_32910" align="aligncenter" width="391"]Kết hôn với cán bộ, chiến sĩ thuộc ngành Bộ đội, Công an Kết hôn với công an bộ đội[/caption]

  1. Việc kết hôn với công an bộ đội có đi ngược lại với Hôn nhân tự nguyện không?

       Như ta đã biết, hôn nhân tôn trọng sự tự nguyện. Theo như theo dõi tại phần một và phần hai, ta nhận thấy sự xung đột trong một vài điều quy định. Khi Điều 2 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 khi thể hiện ý chí không phân biệt dân tộc, tôn giáo hay tín ngưỡng thì Quyết định trên lại có trường hợp cấm kết hôn với những người theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin Lành, là người dân tộc Hoa hay là người nước ngoài. Có vẻ như đây không chỉ là rào cản mà còn đi ngược lại với tiêu chí Hôn nhân tự nguyện ?

        Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu rõ được công việc của những cán bộ, chiến sĩ thuộc ngành Bộ đội, Công an. Họ là những người bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ nền hòa bình đôi khi họ lại ở những vị trí cần giữ những bí mật quan trọng liên quan đến những vấn đề quan trọng khác của Đất nước hay họ làm những việc liên quan đến những văn bản pháp luật quan trọng… Họ làm nhiều công việc khác nhau nhưng họ có một thứ cao cả hơn là sự an nguy, phát triển và thịnh vượng của đất nước. Cùng với việc mỗi ngành nghề đều có những đặc thù riêng. Do đó căn cứ vào tính chất và đặc thù của ngành nghề  để đưa ra những quy định ngành của ngành Bộ đội, Công an là hợp lý, cần thiết và cũng tuân tôn trọng Pháp luật Hôn nhân và Gia đình.

       Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có lựa chọn được phương án thích hợp nhất để giải quyết vấn đề của mình. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900 6178  để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: lienhe@luattoanquoc.com.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng /./.               

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178