Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ và những điều cần lưu ý
17:13 24/05/2018
Bạn có đang tìm hiểu quy định của pháp luật về vấn đề giám hộ, điều kiện của cá nhân làm người giám hộ nhưng còn băn khoăn, chưa nắm rõ. Hãy cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này ngay sau đây nhé.
- Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ và những điều cần lưu ý
- điều kiện của cá nhân làm người giám hộ
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
ĐIỀU KIỆN CỦA CÁ NHÂN LÀM NGƯỜI GIÁM HỘ
Kiến thức của bạn:
Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ
Kiến thức của luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ cho chúng tôi qua địa chỉ Email: [email protected]. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
Nội dung tư vấn về Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ
1. Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ
Căn cứ Khoản 1 Điều 46 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được UBND cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 Bộ luật Dân sự 2015 để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Căn cứ Điều 49 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, cá nhân có thể làm người giám hộ khi đảm bảo có đủ các điều kiện như sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện các quyền, nghĩa vụ của ngời giám hộ;
- Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạnh, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác;
- Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
Theo đó, cá nhân là người giám hộ phải đáp ứng bốn nhóm điều kiện về mức độ năng lực hành vi dân sự, về tư cách đạo đức, về lý lịch tư pháp liên quan đến trách nhiệm hình sự và về lý lịch tư pháp của cá nhân. Các điều kiện này được quy định để đảm bảo việc giám hộ được thực hiện đúng mục đích cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Cụ thể, năng lực hành vi dân sự đầy đủ của cá nhân phải ở mức độ đầy đủ mới đáp ứng điều kiện đầu tiên trong khả năng trở thành người giám hộ. Quy định này hướng tới yêu cầu về khả năng nhận thức và làm chủ hành vi đầy đủ của cá nhân giám hộ. Bởi vì chỉ có người có mức độ năng lực hành vi dân sự đầy đủ mới có thể chăm sóc, bảo vệ cũng như đủ điều kiện pháp lý để thay mặt người được giám hộ tham gia các giao dịch trong cuộc sống. Cá nhân giám hộ yêu cầu phải có tư cách đạo đức và tư cách tư pháp tốt sẽ là cơ sở cho các hoạt động giáo dục, nuôi dưỡng người được giám hộ.
2. Phân loại người giám hộ
Người giám hộ được chia làm hai loại là người giám hộ đương nhiên và người giám hộ được cử hoặc được chỉ định
a. Người giám hộ đương nhiên
Người giám hộ đương nhiên gồm người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên và người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự:
- Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên:
Căn cứ vào Điều 52 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các cá nhân có thể trở thành người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên được xem xét lần lượt theo thứ tự. Thứ tự xác định người giám hộ đương nhiên bao gồm:
Thứ nhất: (i) anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả, (ii) anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo hoặc có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác.
Thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại hoặc theo thỏa thuận của những này cử một hoặc một số người trong số họ.
Thứ ba: bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.
*Lưu ý: Trường hợp không có cá nhân có thể trở thành người giám hộ đương nhiên ở thứ tự trước mới chuyển xuống xem xét thứ tự kế tiếp sau. Và trong mỗi thứ tự cũng có sự ưu tiên lần lượt.
- Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự:
Căn cứ Khoản 2 Điều 48 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.”
Tuy nhiên, nếu người mất năng lực hành vi dân sự không chỉ định được người giám hộ cho mình thì căn cứ Điều 53 Bộ luật dân sự 2015 quy định cá nhân được xác định là người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự bao gồm ba trường hợp như sau:
Thứ nhất, nếu vợ hoặc chồng mất năng lực hành vi dân sự thì người kia sẽ là người giám hộ.
Thứ hai, nếu cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc chỉ một người mất năng lực hành vi dân sự nhưng người kia không đủ điều kiện làm người giám hộ thì con cả sẽ là người giám hộ hoặc con tiếp theo là người giám hộ nếu con cả không đủ điều kiện.
Thứ ba, nếu người mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ (chồng), con hoặc những người này không đủ điều kiện thì cha, mẹ của người mất năng lực hành vi dân sự là người giám hộ.
b. Người giám hộ được cử hoặc chỉ định
Căn cứ vào Điều 54 Bộ luật dân sự 2015 xác định người giám hộ khi không có người giám hộ đương nhiên theo một trong hai phương thức:
Phương thức 1: Theo quyết định cử người giám hộ của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ
*Lưu ý:
- Việc cử người giàm hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ
- Việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ.
Phương thức 2: Theo quyết định chỉ định người giám hộ của Tòa án khi có tranh chấp giữa những người giám hộ đương nhiên.
* Lưu ý: Việc chỉ định người giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được Tòa án thực hiện (khi người này không lựa chọn người giám hộ của mình khi vẫn còn minh mẫn). Người giám hộ được chỉ định là: (i) Một trong những người thân thích có thể trở thành người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự; (ii) Cá nhân hoặc pháp nhân khác.
Bài viết tham khảo:
- Chấm dứt việc giám hộ theo quy định pháp luật
- Người giám hộ là những ai và điều kiện làm người giám hộ