• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Di sản của vợ trước, chồng có quyền định đoạt .....Cô vợ kế có quyền sở hữu với phần quyền sở hữu quyền sử dụng đất của bố bạn....

  • Di sản của vợ trước để lại, chồng có quyền định đoạt không?
  • di sản của vợ trước
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

DI SẢN CỦA VỢ CŨ ĐỂ LẠI, CHỒNG CÓ QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT KHÔNG?

Câu hỏi của bạn:

    Chào anh đầu thư em xin chúc anh, gia đình cùng toàn thể văn phòng Luật an khang thịnh vượng ,sức khoẻ tốt,   công việc hang thông.
    Thưa anh em cùng gia đình mong muốn anh tư vấn giúp một việc liên quan tới tranh chấp di sản do Mẹ em để lại ,em xin trình bày với anh như sau ạ.
        Năm 1997 Mẹ em mất, có để lại một miếng đất chung với Bố em, hơn sáu nghìn mét vuông ở vùng ngòai thành phố, sau khi mẹ em mất được 5 năm Bố em có đi bước nữa và cùng với cô về ở trên miếng đất trên, và đã có một người con tới giờ đã hơn mười tuổi.cách đây 4 năm Bố em bị tai biến không nói được nhưng cụ vẫn hoàn toàn tỉnh táo,sau khi Bố em bị tai biến 2 năm thì chuyển ra nhà anh trai em để con cái chăm sóc Ông,còn cô vợ kế của Ông em vẫn ở trên miếng đất ấy,và thỉnh thoảng có ra thăm Ông. vừa rồi có một dự án lấy khu đất của Ông và đền bù được 3 tỷ 400 triệu , ông có họp con cái lại phân chia các phần như sau. Ông chia đôi số tiền trên lấy một nửa chia đều cho 8 anh chị em em,mỗi người được 211 triệu, Ông còn lại 1 tỷ 700 triệu, ông cho tiếp 2 người anh trên em một người bị tàn tật và một người bị bệnh lâu năm không có khả năng làm việc 500 triệu để mua cái nhà nhỏ ở đỡ phải lang thang , Ông còn một tỷ 200 triệu thì Ông bảo anh chị em em gửi cho ông 500 triệu vào ngân hàng để hàng tháng lấy lãi chi phí thuốc men và ăn uống cho ông,còn lại 700 triệu Ông bảo mua cho ông cái nhà để Ông và cô vợ thứ của Ông đứng tên và anh chị em em viết một tờ giấy đồng thống nhất ký vào là sau này Ông em trăm tuổi về già thì cái nhà đấy sẽ thuộc quyền sở hữu của cô ta và con cô ta,bên cạnh đấy Ông còn để cho cô ta được quyền sử dụng 1 quyển sổ lương hưu của ông ( một tháng gần 5 triệu) đến khi ông mất.Anh chị em em cũng là những người có học hành và đc sự dậy giỗ của bố mẹ nhận thấy ông phân chia như vậy là rất công bằng và cùng nhau thống nhất làm theo ý nguyện của Ông. Nhưng cô vợ thứ của Ông không đồng ý với cách phân chia của Ông mà cô ta đòi phải đưa cho cô ta 700 triệu tiền mặt cô ta muốn làm gì là quyền của cô ta ( theo nhà em biết cô muốn cầm tiền về quê để ở với người đàn ông khác mà cô đã có sau khi Ông em bị tai biến anh em chúng em cũng biết lâu rồi nhưng không dám nói với Ông vì sợ Ông lại bị tai biến lần tiếp) còn nếu không đưa thì cô ta sẽ không chuyển đi khỏi khu đất của Ông và cô ta ở để họ không thể giải phóng mặt bằng,bên cạnh đấy cô ta cũng đã đi thuê luật sư kiện Ông và anh em chúng em để đòi một nửa số tiền được đền bù ( 3 tỷ 400 Triệu) tức 1 tỷ 700 triệu,vì cô ta bảo cô ta được quyền hưởng tòan bộ số tiền của Bố em.Vì anh chị em chúng em không biết nhiều về Luật thừa hưởng Di Sản lên cũng bối rồi vậy rất mong Anh cùng như văn phòng Luật tư vấn giúp cho anh chị em em là Bố em phân chia như vậy có đúng không?và cô vợ thứ của bố em có được quyền thừa hưởng 1 tỷ 700 triệu đấy không ,nếu không thì cô ta được quyền hưởng bao nhiêu trong số tiền của Bố em ,và cô ta có quyền kiện gia đình nhà em không?.Em xin chân thành cám ơn.

Câu trả lời:

      Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi  đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc.Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

  • Luật dân sự năm 2005
  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Nội dung tư vấn Bộ luật dân sự quy định như sau:

Điều 612. Di sản

Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

       Chủ sở hữu của mảnh đất:

      Qua Thông tin mà bạn cung cấp thì chúng tôi hiểu rằng diện tích đất hơn 6000 mét vuông thuộc về bố và  mẹ của bạn, Tuy nhiên, do mẹ bạn đã mất, chính vì vậy, quyền sử dụng đất với diện tích một nửa kia sẽ thuộc về những người được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật. ( Vì mẹ bạn không để lại di chúc nên toàn bộ diện tích đó sẽ thuộc về bạn).  Những người được hưởng thừa kế căn cứ theo điều 676, Bộ luật dân sự 2005

Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

1.Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3.Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

 

Cô vợ kế có quyền sở hữu với phần quyền sở hữu quyền sử dụng đất của bố bạn không?

    Căn cứ theo điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 :

Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

  1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
  2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

      Như vậy, do bố bạn có quyền sở hữu đối với mảnh đất kia từ trước thời kì hôn nhân với người vợ hiện tại nên người vợ này hoàn toàn không có quyền đối với mảnh đất này.

Bố bạn có được quyền định đoạt với quyền tài sản đối  với di sản của mẹ ban không?

      Theo quy định pháp luật, di sản của mẹ bạn để lại sẽ thuộc về tất cả những người được hưởng di sản thừa kế trong đó có bố bạn. Để hợp pháp hóa quyền sở hữu này, chuyển quyền về cho những người được hưởng di sản thừa kế cần phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế. chi tiết về thủ tục khai nhận di sản thừa kế bạn vui lòng tham khảo chi tiết tại đây

Quyền định đoạt đối với tài sản riêng của bố bạn?

      Căn cứ theo điều 44 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Điều 44. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng

  1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
  2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.
  3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.

      Như vậy, bố bạn hoàn toàn có quyền định đoạt đối với tài sản riêng là phần quyền sử dụng đất  trong mảnh đất chung với mẹ bạn.

     Người vợ hiện tại của bố bạn hoàn toàn không có quyền đối với mảnh đất này, không có quyền khởi kiện liên quan đến tranh chấp.

     Tuy nhiên, hoa lợi lợi tức trên mảnh đất phát sinh thì là tài sản chung của vợ chồng nếu không có thỏa thuận khác. Việc định đoạt hoa lợi lợi tức đưa vào phần bồi thường thiệt hại đối với hoa lợi lợi lợi tức, công sức đóng góp của những người tham gia.

      Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn.Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

      Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

      Trân trọng ./.

Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178