Đặt tên con có cần phải theo họ đệm của bố theo quy định 2020?
15:59 05/03/2020
Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai...
- Đặt tên con có cần phải theo họ đệm của bố theo quy định 2020?
- Đặt tên con có cần phải theo tên đệm của bố
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Đặt tên con có cần phải theo tên đệm của bố
Câu hỏi của bạn về đặt tên con có cần phải theo tên đệm của bố
Xin chào Luật sư: Chồng Tên là Nguyễn Trọng H. Bây giờ tôi muốn đặt tên con là Nguyễn Đức Phát bỏ Trọng thay Phát có sao không ạ?
Câu trả lời của Luật sư về đặt tên con có cần phải theo tên đệm của bố
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về đặt tên con có cần phải theo họ đệm của bố, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về đặt tên con có cần phải theo họ đệm của bố như sau:
1. Cơ sở pháp lý về đặt tên con có cần phải theo tên đệm của bố
2. Nội dung tư vấn về đặt tên con có cần phải theo tên đệm của bố
Theo yêu cầu tư vấn của bạn, bạn muốn tìm hiểu về vấn đề đặt tên con có cần phải theo họ đệm của bố. Đối với câu hỏi trên, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
2.1. Quy định của pháp luật về việc đặt tên cho con
Tên, bao gồm họ, tên chính và tên đệm (nếu có) là để phân biệt người này với người khác hoặc để phân biệt giới tính (như nguyên tắc đặt tên “nam “văn”, nữ “thị” trước đây). Cùng với thời gian, việc đặt tên cho con đã có nhiều thay đổi, mang những màu sắc thể hiện quan điểm, nhận thức đa dạng của các bậc cha mẹ.
Theo quy định tại điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền có họ, tên như sau:
Điều 26. Quyền có họ, tên
“1. Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có).
2. Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.
3. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.
4. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình.
5. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.”
Như vậy, theo quy định trên thì tên của Công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam, không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. Việc đặt tên chỉ bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. [caption id="attachment_190610" align="aligncenter" width="500"] Đặt tên con có cần phải theo tên đệm của bố[/caption]
2.2. Quy định của pháp luật về đặt tên con có cần phải theo họ đệm của bố
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch cũng quy định nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:- Đổi tên khai sinh cho con theo quy định của pháp luật
- Đổi tên khai sinh cho con theo quy định của pháp luật
Để được tư vấn chi tiết về đặt tên con có cần phải theo họ đệm của bố, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự:19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected] Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Ngọc Ánh