Đặt cọc và hình thức đặt cọc theo quy định của BLDS 2015
21:31 12/08/2017
Đặt cọc và hình thức đặt cọc theo quy định của BLDS 2015. Hình thức của biện pháp đặt cọc theo Bộ luật dân sự 2015 là gì? Có khác với hình thức của đặt cọc
- Đặt cọc và hình thức đặt cọc theo quy định của BLDS 2015
- hình thức đặt cọc
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
HÌNH THỨC ĐẶT CỌC THEO QUY ĐỊNH CỦA BLDS 2015
Câu hỏi của bạn:
Hình thức của biện pháp đặt cọc theo Bộ luật dân sự 2015 là gì? Có khác với hình thức của đặt cọc tại Bộ luật dân sự 2005 không?
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật dân sự năm 2005
- Bộ luật dân sự năm 2015
Nội dung tư vấn:
-
Đặt cọc và hình thức đặt cọc theo quy định của BLDS 2015
Điều 328 BLDS 2015 quy định về đặt cọc, theo đó:
“1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. 2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”.
Các bên trong đặt cọc có thể thỏa thuận về mục đích của đặt cọc theo một trong ba trường hợp: chỉ bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng, chỉ bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng hoặc vừa bảo đảm cho việc giao kết vừa bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng.
Về hình thức đặt cọc, hiện nay Bộ luật dân sự không có quy định cụ thể về vấn đề này. Theo đó, ta có thể hiểu việc đặt cọc là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, chỉ cần đảm bảo đúng mục đích, ngoài ra không đòi hỏi đáp ứng về điều kiện hình thức xác lập. Tuy nhiên để đảm bảo tốt nhất cho quyền lợi của mình khi không may xảy ra tranh chấp, các bên vẫn nên có những hình thức xác lập thỏa thuận để pháp luật dễ nhận biết và xử lý cũng như dễ dàng cho các bên chứng minh. [caption id="attachment_46106" align="aligncenter" width="354"] Hình thức đặt cọc theo quy định của BLDS 2015[/caption]
-
Hình thức đặt cọc theo quy định của BLDS 2015 có khác với quy định của BLDS 2005
Theo quy định tại khoản 1 Điều 358 BLDS 2005 về đặt cọc: “Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản”.
Khác với quy định của Bộ luật dân sự 2015 về đặt cọc, Bộ luật dân sự 2005 đã quy định thỏa thuận đặt cọc phải được lập thành văn bản. Thỏa thuận đặt cọc có thể được thể hiện bằng một văn bản riêng nhưng cũng có thể được thể hiện bằng một điều khoản trong hợp đồng chính thức. Đối với đặt cọc nhằm giao kết hợp đồng thì việc đặt cọc phải được thể hiện bằng văn bản riêng vì tại thời điểm giao kết thỏa thuận đặt cọc thì hợp đồng chưa được hình thành. Bên cạnh đó, pháp luật cũng không quy định thỏa thuận đặt cọc bắt buộc phải công chứng, chứng thực mà tùy vào sự thỏa thuận của các bên.
Như vậy, nếu hai bên chủ thể thỏa thuận đặt cọc vào thời điểm Bộ luật dân sự năm 2005 điều chỉnh thì thỏa thuận phải được lập thành văn bản, đối với thỏa thuận bằng miệng thì sẽ không có giá trị pháp lý. Còn tại thời điểm Bộ luật dân sự năm 2015 điều chỉnh thì thỏa thuận đặt cọc có thể xác lập bằng bất cứ hình thức nào, đây cũng là điểm mới mang tính chất tích cực đối với pháp luật Việt Nam. Giao dịch dân sự được hình thành dựa trên sự thỏa thuận, thiện chí, tin tưởng lẫn nhau nên pháp luật ngày càng hướng tới sự tự do trong các cơ chế thỏa thuận, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Thời điểm có hiệu lực của đặt cọc theo quy định của BLDS 2015
- Xử lý vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng đặt cọc
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo:
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;