• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Đào ngũ thì bị xử lý như thế nào? Đợt nghĩa vụ quân sự tháng 2 năm 2017, em có đi khám và trúng tuyển. Nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn: ba em uống rượu

  • Đào ngũ thì bị xử lý như thế nào?
  • đào ngũ thì bị xử lý như thế nào
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

ĐÀO NGŨ THÌ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Câu hỏi của bạn:

     Đợt nghĩa vụ quân sự tháng 2 năm 2017, em có đi khám và trúng tuyển. Nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn: ba em uống rượu nhiều giờ không còn sức lao động, mẹ bệnh hiểm nghèo, tuy còn buôn bán được nhưng chỉ đủ tiền chợ, tháng nào cũng đi S khám và chữa bệnh. Còn em trai vừa xuất ngũ năm 2016, tuy đã có công việc nhưng tính tình ăn chơi nhậu nhẹt không lo cho gia đình, gia đình hiện đang nợ nhà nước gần 100 triệu. Năm 2013, em cũng đi khám nghĩa vụ quân sự và trúng tuyển, cũng lên G sư đoàn 2 trong tình trạng dự bị rồi được trả về. Năm 2017 lại bị kêu và trúng tuyển, em cũng làm giấy khiếu nại gia đình khó khăn xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, cũng nhờ nhiều người hỏi thăm thì nhiều người bên huyện đội nói em bên dự bị, cuối cùng vẫn phải nhập ngũ. Vì tư tưởng lo cho gia đình, nhập ngũ vài ngày em đã đào ngũ. Em hiện là đầu bếp ở S với mức lương 7 triệu/tháng và hàng tháng đều gửi tiền về lo cho gia đình. Vậy cho em hỏi hoàn cảnh của em có được tạm hoãn và bây giờ gần hết 3 tháng tân binh em muốn về trình diện thì có bị sao không ạ? Cảm ơn Luật sư! Mong có câu trả lời sớm từ Luật sư!

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

  1. Có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự không?

     Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự, tạm hoãn gọi nhập ngũ được áp dụng đối với những công dân sau:      a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;      b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;      c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;      d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;

     đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;      e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;      g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

     Theo như trình bày của bạn thì hiện gia đình bạn đang nợ nhà nước gần 100 triệu, bố bạn không còn sức lao động, còn mẹ thì sức khỏe không được tốt, hoàn cảnh gia đình khó khăn. Tuy nhiên, em bạn cũng đã trưởng thành, có công việc và làm ra tiền. Bạn không phải là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động đồng thời cũng không thuộc một trong các trường hợp quy định trên nên bạn không thuộc trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ dân sự. [caption id="attachment_26486" align="aligncenter" width="382"]đào ngũ thì bị xử lý như thế nào Đào ngũ thì bị xử lý như thế nào?[/caption]

  1. Đào ngũ nghĩa vụ quân sự thì bị xử lý như thế nào?

     Đào ngũ được hiểu là rời bỏ đơn vị một cách trái phép hoặc không có mặt tại đơn vị theo quy định. Tại Điều 59 Luật Nghĩa vụ quân sự quy định:

“Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu mà vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.

     Như vậy tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bạn sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại thì bạn sẽ phải bồi thường theo quy định.

     Trường hợp 1: Bạn quay trở lại đơn vị

     Về việc sau khi đã đảo ngũ mà quay trở lại đơn vị thì bạn sẽ bị kỷ luật theo Điều lệnh quản lý bộ đội.

     Trường hợp 2: Bạn không trở lại đơn vị

  • Hành vi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính

     Theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP khi đào ngũ sẽ bị xử phạt như sau:

 

   

“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:  

a) Đào ngũ khi đang làm nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ trong thời bình nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng, mà đơn vị quân đội cấp Trung đoàn và tương đương đã gửi giấy thông báo đào ngũ và cắt quân số cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quân sự cấp huyện;      

b) Chứa chấp, bao che quân nhân đào ngũ.      

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả toàn bộ quân trang được cấp và buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này”.

     Như vậy, nếu bạn có hành vi đào ngũ nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng, đơn vị quân đội đã gửi giấy thông báo đào ngũ và cắt quân số cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quân sự cấp huyện thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, kèm theo đó là thực hiện một số biện pháp khắc phục hậu quả là buộc hoàn trả toàn bộ quân trang được cấp và buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.

  • Hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

     Điều 332 Bộ luật hình sự có quy định về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự, cụ thể: 

"1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình; b) Phạm tội trong thời chiến; c) Lôi kéo người khác phạm tội."

     Như vậy, nếu bạn thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 325 như trên, tùy vào từng mức độ vi phạm sẽ áp dụng các mức phạt khác nhau. Mức phạt nhẹ nhất trong trường hợp này là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm và mức phạt nặng nhất là tới 12 năm tù.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

     - Các trường hợp đối tượng được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự

     - Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự theo BLHS năm 1999 sửa đổi 2009

     Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

     Trân trọng ./.

     Liên kết ngoài tham khảo:

         
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178