• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Doanh nghiệp chỉ được phép cho thuê lại lao động nếu công việc này nằm trong danh mục công việc được cho thuê lại lao động theo quy định.

  • Danh mục những công việc được cho thuê lại lao động
  • Những công việc được cho thuê lại lao động
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết
Câu hỏi của bạn:
Luật sư cho tôi hỏi hiện nay theo quy định pháp luật những công việc nào doanh nghiệp được thực hiện cho thuê lại. Rất mong được Luật sư giải đáp!
Câu trả lời của Luật sư: 
     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề những công việc được cho thuê lại lao động, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

 1. Cho thuê lại lao động là gì?

     Theo Điều 52 Bộ luật Lao động 2019 quy định về cho thuê lại lao động như sau: Cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.      Pháp luật hiện hành quy định đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên doanh nghiệp kinh doanh loại hình này phải có Giấy phép cho thuê lại lao động và chỉ áp dụng cho một số công việc nhất định.

2. Danh mục công việc được cho thuê lại lao động

     Căn cứ theo Phụ lục II danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì có 20 công việc được cho thuê lại lao động, cụ thể bao gồm: 

  • Phiên dịch/Biên dịch/Tốc ký.
  • Thư ký/Trợ lý hành chính.
  • Lễ tân.
  • Hướng dẫn du lịch.
  • Hỗ trợ bán hàng.
  • Hỗ trợ dự án.
  • Lập trình hệ thống máy sản xuất.
  • Sản xuất, lắp đặt thiết bị truyền hình, viễn thông.
  • Vận hành/kiểm tra/sửa chữa máy móc xây dựng, hệ thống điện sản xuất.
  • Dọn dẹp vệ sinh tòa nhà, nhà máy.
  • Biên tập tài liệu.
  • Vệ sĩ/Bảo vệ.
  • Tiếp thị/Chăm sóc khách hàng qua điện thoại.
  • Xử lý các vấn đề tài chính, thuế.
  • Sửa chữa/Kiểm tra vận hành ô tô
  • Scan, vẽ kỹ thuật công nghiệp/Trang trí nội thất.
  • Lái xe.
  • Quản lý, vận hành, bảo dưỡng và phục vụ trên tàu biển.
  • Quản lý, giám sát, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng và phục vụ trên giàn khoan dầu khí.
  • Lái tàu bay, phục vụ trên tàu bay/Bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay/Điều độ, khai thác bay/Giám sát bay.

3. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động cần đáp ứng điều kiện gì?

      Theo Điều 54 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 12 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp cho thuê lại lao động cần đáp ứng những điều kiện sau:
  • Thành lập đúng theo quy định trong Luật doanh nghiệp
  • Được cấp giấy phép kinh doanh cho thuê lại lao động. Để được cấp giấy phép hoạt động, doanh nghiệp phải đảm bảo điều kiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định 145/NĐ-CP:
            + Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải là người quản lý doanh nghiệp, trong thời hạn 5 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép có ít nhất 36 tháng trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động cung ứng lao động, không có án tích.              + Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2 tỷ đồng
  •  Thực hiện việc tuyển dụng, giao kết hợp đồng với người lao động, sau đó chuyển lao động sang làm việc và chịu sự quản lý của doanh nghiệp khác nhưng vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp ký kết hợp đồng lao động.

4. Điều kiện sử dụng lao động cho thuê lại

    Căn cứ theo Điều 53 Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê đó cho những trường hợp sau:
  •  Đáp ứng tạm thời yêu cầu gia tăng sản lượng sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định
  •  Thay thế người lao động phải thực hiện nghĩa vụ công dân, nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp
  •  Phát sinh nhu cầu sử dụng lao động có trình độ chuyên môn cao
     Bên cạnh đó, những trường hợp bên đi thuê không được sử dụng lao động thuê lại bao gồm:
  •  Thay thế cho lực lượng lao động đang thực hiện đình công, giải quyết tranh chấp lao động
  •  Thay thế người lao động bị cho thôi việc vì chia tách, sáp nhập, hợp nhất hay do thay đổi cơ cấu - công nghệ
  •  Không có những thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với doanh nghiệp cho thuê lao động

4. Hỏi đáp về những công việc được cho thuê lại lao động

Câu hỏi 1: Hợp đồng cho thuê lại lao động gồm những nội dung gì?

     Căn cứ theo quy định tại Điều 55 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau;  “Điều 55. Hợp đồng cho thuê lại lao động 1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động phải ký kết hợp đồng cho thuê lại lao động bằng văn bản và được làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản. 2. Hợp đồng cho thuê lại lao động gồm các nội dung chủ yếu sau đây: a) Địa điểm làm việc, vị trí việc làm cần sử dụng lao động thuê lại, nội dung cụ thể của công việc, yêu cầu cụ thể đối với người lao động thuê lại; b) Thời hạn thuê lại lao động; thời gian bắt đầu làm việc của người lao động thuê lại; c) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; d) Trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; đ) Nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động. 3. Hợp đồng cho thuê lại lao động không được có những thỏa thuận về quyền, lợi ích của người lao động thấp hơn so với hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã ký với người lao động.”      Như vậy, đối với hợp đồng cho thuê lại lao động sẽ phải có các nội dung về: Địa điểm làm việc, vị trí việc làm cần sử dụng lao động thuê lại, nội dung cụ thể của công việc, yêu cầu cụ thể đối với người lao động thuê lại; Thời hạn thuê lại lao động; thời gian bắt đầu làm việc của người lao động thuê lại; Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; Trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và Nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động.

Câu hỏi 2: Thời hạn cho thuê lại lao động là bao lâu?

     Khoản 1 Điều 53 Bộ luật Lao động năm 2019 đã nêu rõ: Thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12 tháng.
     Như vậy, thời hạn tối đa cho thuê lại đối với người lao động là 12 tháng. Trong khi đó, căn cứ khoản 3 Điều 23 Nghị định 145/NĐ-CP, thời hạn của Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động tối đa là 60 tháng và được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 60 tháng.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về những công việc được cho thuê lại lao động như sau:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về những công việc được cho thuê lại lao động hoặc các vấn đề khác mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email tới địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Chuyên viên: Đinh Nga

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178