• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Danh mục các bệnh hiểm nghèo theo quy định của pháp luật bao gồm: các bệnh ung thư, các bệnh hệ thần kinh, Các bệnh về gan,

  • Danh mục các bệnh hiểm nghèo theo quy định của pháp luật
  • Danh mục các bệnh hiểm nghèo
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

     Bạn đang tìm hiểu quy định về danh mục các bệnh hiểu nghèo như: Bệnh hiểm nghèo là gì, danh mục các bệnh hiểm nghèo, chế độ hưởng của bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.., đây là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm vì vậy bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi đó.

1. Bệnh hiểm nghèo là gì?

     Hiện nay, trong hệ thống các văn bản pháp luật của Việt Nam chưa có văn bản nào đưa ra quy định về khái niệm bệnh hiểm nghèo là gì?

     Tuy nhiên có thể hiểu bệnh hiểm nghèo là các bệnh nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, khó có phương thức chữa trị. Trong đó, sự nguy hiểm đến tính mạng có thể gây ra bởi các yếu tố sau:

  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể người bệnh.

  • Diễn tiến qua giai đoạn sau nhanh chóng.

  • Bệnh diễn tiến từ từ, nhưng khó điều trị, có nguy cơ cao gây ra suy yếu, tật nguyền hoặc tử vong.

     Ngoài ra, bệnh hiểm nghèo đòi hỏi kỹ thuật điều trị cao, thuốc, hóa chất cao cấp, liệu trình kéo dài, khả năng điều trị thành công hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như: nguyên nhân gây ra bệnh, tình trạng bệnh, sức khỏe và cơ địa của người bệnh.

     Đặc biệt, việc điều trị đúng và kịp thời là yếu tố quan trọng quyết định khả năng chữa khỏi của các bệnh này. Tuy nhiên, chi phí điều trị tốn kém là một trong những nỗi lo lớn nhất của người bệnh và gia đình họ.

2. Danh mục các bệnh hiểm nghèo

     Ngày 20 tháng 5 năm 2014 Bộ Quốc Phòng ban hành thông tư 26/2014 TT-BQP có hiệu lực kể từ ngày mùng 7 tháng 7 năm 2014. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục bệnh hiểm nghèo, Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.

     Danh mục bệnh hiểm nghèo, Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày là cơ sở để quản lý, điều trị, chăm sóc, giải quyết chính sách đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu do Quân đội quản lý theo quy định tại Thông tư số 157/2013/TT-BQP ngày 26 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Theo đó các bệnh hiểm nghèo bao gồm:

2.1 Các bệnh ung thư

     Gồm ung thư các loại đã hoặc chưa được điều trị, phát triển đến giai đoạn cuối (tại chỗ khối u xâm lấn rộng, đã có di căn ở nhiều nơi trong cơ thể, có nhiều biến chứng, thể trạng suy kiệt, nằm một chỗ). Tiên lượng xấu, thời gian sống còn ngắn.

2.2 Các bệnh hệ thần kinh

  • Các tổn thương hệ thần kinh trung ương do nhiều nguyên nhân để lại di chứng không hồi phục: Liệt vận động tứ chi, liệt hai chi dưới, không còn khả năng tự ngồi dậy đi lại được, cơ thể suy kiệt, phải có người chăm sóc y tế thường xuyên liên tục.
  • Tình trạng sa sút trí tuệ nặng, mất trí nhớ hoàn toàn, trạng thái mất vỏ não phải chăm sóc y tế liên tục, thường xuyên.
  • Mất trí hoàn toàn, trạng thái mất não sau chấn thương sọ não.
  • Bệnh Parkinson giai đoạn di chứng, phải có người chăm sóc y tế.
  • Động kinh cơn lớn (toàn bộ), cơn rất mau hoặc liên tục.

2.3 Các bệnh về gan

    Xơ gan giai đoạn mất bù: Có cổ trướng mức độ lớn, thường xuyên; biến chứng chảy máu tiêu hoá do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, tái phát nhiều lần; hội chứng não - gan - thận; cơ thể suy kiệt nặng, không còn khả năng tự phục vụ.

2.4 Các bệnh hệ tiết niệu

     Suy thận mạn giai đoạn 4 mất bù phải lọc máu chu kỳ từ 12 giờ lọc/1 tuần trở lên, thiếu máu nặng, có biến chứng xuất huyết dưới da, tiêu hóa nhiều lần; cơ thể suy kiệt nặng, cần có người giúp đỡ.

2.5 Các bệnh chuyển hoá

     Đái tháo đường týp I, II giai đoạn cuối, đã có biến chứng nặng ở các cơ quan đích (mắt, tim, thận, mạch máu) gây ảnh hưởng đến sức khoẻ nghiêm trọng, cần có người giúp đỡ thường xuyên.

2.6 Các bệnh hệ hô hấp

     Các bệnh phổi mạn tính (Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính-COPD; khí phế thũng đa tuyến nang týp A; xơ phổi, bụi phổi rộng; lao xơ hang, có BK kháng thuốc) đã chuyển sang giai đoạn mất bù, có nhiều biến chứng nặng nề như: Suy hô hấp mất bù với những đợt bùng phát nặng, thường xuyên; cơ thể suy kiệt nặng; mất khả năng tự phục vụ.

2.7 Các bệnh hệ tuần hoàn

    Suy tim độ 4 mất bù hoàn toàn do nhiều nguyên nhân khác nhau, không hồi phục khi điều trị; khó thở thường xuyên, không tự đi lại được.

2.8 Các bệnh hệ cơ, xương, khớp

     Bệnh nhược cơ, điều trị không hiệu quả, phải thở máy dài ngày.

     Các bệnh khớp đã có di chứng biến dạng và cứng nhiều khớp, hạn chế vận động toàn thân, không đi lại được, mất khả năng tự phục vụ.

2.9 Hội chứng suy giảm miễn dịch

Nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn có triệu chứng lâm sàng (AIDS), cơ thể suy kiệt nặng.

3. Chế độ hưởng của bệnh nhân mắc các bệnh hiểm nghèo 

     Theo quy định tại Điều 22 luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật bảo hiểm y tế năm 2014 đề cập về mức hưởng bảo hiểm y tế (BHYT)dành cho bệnh nhân mắc các bệnh nằm trong danh sách bệnh hiểm nghèo khi tham gia BHYT có nội dung như sau: 

     Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định:

  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội đang tại ngũ; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an.
  • Người có công với cách mạng, cựu chiến binh.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng.
  • Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo.
  • Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ.
  • Trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã.
  • Khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.

     95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định:

  • Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
  • Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ.
  • Người thuộc hộ gia đình cận nghèo.

     80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.

     Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định:

  • Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú.
  • Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước.
  • Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

Danh mục các bệnh hiểm nghèo

4. Hỏi đáp về Danh mục các bệnh hiểm nghèo

Câu hỏi 1: Thẩm quyền giám định bệnh hiểm nghèo và bệnh cần chữa trị dài ngày cho người thuộc quyền quản lý của Bộ Quốc phòng thuộc về ai?

     Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 26/2014/TT-BQP quy định về thẩm quyền giám định kết luận bệnh hiểm nghèo và bệnh cần điều trị dài ngày của Bộ Quốc phòng thì việc giám định bệnh hiểm nghèo và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động của người bị bệnh cần chữa trị dài ngày thuộc quyền quản lý của Bộ Quốc phòng là Hội đồng giám định, y khoa các cấp của Bộ Quốc phòng.

Câu hỏi 2: Cá nhân có được hiến bộ phận cơ thể của mình sau khi mất cho y học không?

     Căn cứ Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Điều 5 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 thì ý nguyện hiến bộ phận cơ thể sau khi chết của cá nhân có thể thực hiện được và việc thực hiện nguyện vọng này phải đảm bảo theo các điều kiện và trình tự, thủ tục mà Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác theo quy định.

Câu hỏi 3: Ai nên tham gia bảo hiểm bệnh hiểm nghèo?

     Với cuộc sống ngày nay, con người luôn gặp nhiều rủi ro về sức khỏe, từ người già đến trẻ em. Vì vậy tham gia bảo hiểm bệnh hiểm nghèo càng sớm càng yên tâm bảo vệ trước những biến cố về sức khỏe

Bài viết liên quan:

     Mọi thắc mắc liên quan đến Danh mục bệnh hiểm nghèo quý khách có thể liên hệ đến tổng đài 19006500 để được hỗ trợ tư vấn.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

     

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178