• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Danh mục các bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định của pháp luật bao gồm: Bệnh ung thư và u bướu khác, bệnh lây nhiễm và di chứng,....

  • Danh mục các bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định của pháp luật
  • Danh mục các bệnh cần chữa trị dài ngày
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

DANH MỤC CÁC BỆNH CẦN CHỮA TRỊ DÀI NGÀY

Kiến thức của bạn:  

     Danh mục các bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định của pháp luật

Câu trả lời của luật sư:

 Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn :

     Ngày 20 táng 5 năm 2014 Bộ Quốc Phòng ban hành thông tư 26/2014 TT-BQP có hiệu lực kể từ ngày mùng 7 tháng 7 năm 2014. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục bệnh hiểm nghèo, Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.

     Danh mục bệnh hiểm nghèo, Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày là cơ sở để quản lý, điều trị, chăm sóc, giải quyết chính sách đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu do Quân đội quản lý theo quy định tại Thông tư số 157/2013/TT-BQP ngày 26 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Theo đó các bệnh cần chữa trị dài ngày bao gồm:

1. Bệnh ung thư và u bướu khác

a) Bệnh ung thư các loại đang điều trị.

b) U lành tính gây chèn ép, gây ảnh hưởng chức năng cơ quan, tổ chức hoặc biến chứng, tái phát sau điều trị.

2. Bệnh lây nhiễm và di chứng

a) Bệnh lao các loại trong giai đoạn điều trị và di chứng.

b) Bệnh phong (bệnh Hansen) và di chứng.

c) Di chứng viêm não, màng não do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm (Candida, cryptococcus).

3. Bệnh hệ thần kinh

a) Bệnh lý não, tủy sống gây liệt vận động tứ chi; liệt nửa người hoặc 2 chi dưới; liệt hoàn toàn một chi.

b) Động kinh cơn co cứng - co giật.

c) Rối loạn vận động ngôn ngữ (mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca, mất hiểu lời kiểu Wernicke,...).

d) Bệnh lý gây tổn thương hoàn toàn, không hồi phục một trong các dây thần kinh sọ não.

đ) Bệnh lý tổn thương ngoại tháp (Hội chứng Parkinson; hội chứng rối loạn ngoại tháp, tiểu não, múa vờn, múa giật, run...).

e) Hội chứng tiền đình điều trị không ổn định.

g) Bệnh lý gây tổn thương đuôi ngựa; tổn thương hoàn toàn, không hồi phục một trong các đám rối thần kinh tủy sống.

h) Xơ cột bên teo cơ.

i) Bệnh, hội chứng nhược cơ.

4. Bệnh hệ tuần hoàn

a) Viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim có biến chứng.

b) Bệnh cơ tim tiên phát.

c) Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính: Cơn đau thắt ngực nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt (từ độ II, III trở lên) hoặc đã có biến chứng (rối loạn nhịp tim, suy tim...), điều trị nội khoa không kết quả hoặc kết quả hạn chế phải điều trị bằng can thiệp mạch.

d) Nhồi máu cơ tim cấp đã điều trị ổn định.

đ) Đau thắt ngực không ổn định.

e) Bệnh lý tổn thương van tim, nội tâm mạc điều trị nội khoa không kết quả hoặc kết quả hạn chế, phải điều trị bằng can thiệp mạch hoặc ngoại khoa.

g) Các rối loạn nhịp tim: Rung nhĩ, cuồng nhĩ, xoắn đỉnh, nhịp nhanh thất, blốc nhĩ thất độ III, ngoại tâm thu thất phức tạp điều trị nội khoa không kết quả hoặc kết quả hạn chế; hoặc gây biến chứng (tắc mạch...), phải cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn, đốt bằng năng lượng tần số radio...

h) Suy tim độ III, IV do các nguyên nhân.

i) Bệnh tăng huyết áp đã có biến chứng.

k) Các bệnh lý khác về động mạch (viêm tắc, phồng tách...) đã có biến chứng hoặc phải can thiệp mạch, ngoại khoa.

l) Viêm tắc tĩnh mạch đã có biến chứng (tổn thương các cơ quan, chi thể).

Nhóm 5. Bệnh hệ hô hấp

a) Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có rối loạn thông khí phổi không hồi phục.

b) Giãn phế quản có biến chứng.

c) Bệnh phổi mô kẽ có rối loạn thông khí phổi không hồi phục.

d) Bệnh lý màng phổi gây di chứng dày dính, có rối loạn thông khí phổi không hồi phục.

đ) Suy hô hấp mạn tính.

e) Tâm phế mạn mức độ in, IV.

6. Bệnh hệ tiêu hoá

a) Viêm gan mạn tính tiến triển.

b) Gan hóa sợi và xơ gan.

c) Bệnh lý đường mật đã xử lý ngoại khoa mà vẫn không ổn định.

d) Suy chức năng gan nặng.

đ) Bệnh lý tụy phải xử lý ngoại khoa vẫn không ổn định.

e) Bệnh lý thực quản (không phải ung thư) gây chít hẹp, ảnh hưởng đến ăn uống, phải mở thông dạ dày.

g) Loét dạ dày, tá tràng có biến chứng, điều trị nội khoa không kết quả, phải phẫu thuật cắt đoạn dạ dày vẫn không ổn định.

h) Lỗ mở nhân tạo vĩnh viễn của đường tiêu hóa.

i) Bệnh lý tiểu tràng, đại tràng, trực tràng gây biến chứng (bán tắc ruột; chảy máu; rối loạn tiêu hóa) từng đợt, tái phát nhiều lần ảnh hưởng sức khỏe hoặc phải phẫu thuật cắt đoạn ruột.

7. Bệnh hệ tiết niệu - sinh dục - sản khoa

a) Suy thận mạn tính do các nguyên nhân.

b) Hội chứng thận hư.

c) Viêm cầu thận, khe (kẽ) thận mạn tính.

d) Lỗ mở nhân tạo vĩnh viễn của đường tiết niệu.

đ) Chửa trứng điều trị kết quả không tốt hoặc có biến chứng.

e) Rò sinh dục nữ phẫu thuật không kết quả.

8. Bệnh hệ nội tiết, chuyển hóa

a) Rối loạn chức năng toàn bộ tuyến yên.

b) Basedow điều trị kết quả không ổn định, có biến chứng.

c) Suy tuyến thượng thận.

d) Đái tháo đường có biến chứng.

đ) Bệnh Goute có biến chứng. [caption id="attachment_62211" align="aligncenter" width="288"]Danh mục các bệnh cần chữa trị dài ngày Danh mục các bệnh cần chữa trị dài ngày[/caption]

9. Bệnh hệ cơ - xương - khớp

a) Các bệnh viêm, thoái hóa khớp lớn đã có biến chứng teo cơ, dính khớp, biến dạng khớp gây ảnh hưởng rõ rệt đến chức năng vận động khớp và sinh hoạt.

b) Bệnh lý cột sống thắt lưng gây viêm dính cột sống hoặc đã phẫu thuật làm cứng cột sống.

c) Gãy xương bệnh lý.

10. Bệnh da và mô dưới da

a) Lupus ban đỏ hệ thống.

b) Xơ cứng bì.

c) Viêm đa cơ và da.

d) Bệnh Pemphigus.

đ) Vảy nến có tổn thương từ 20% diện tích cơ thể trở lên hoặc đã có biến chứng (thận, khớp...).

e) Viêm nút quanh động mạch.

g) Viêm da tróc vảy, đỏ da toàn thân.

11. Bệnh máu và cơ quan tạo máu

a) Bệnh tăng hồng cầu vô căn.

b) Bệnh tăng tiểu cầu nguyên phát.

c) Suy tủy đã có biến chứng (thiếu máu, chảy máu, huyết khối...)

d) Thiếu các yếu tố đông máu gây biến chứng cơ quan, bộ phận.

đ) Thiếu máu tan máu do di truyền hoặc tự miễn dịch.

e) Bệnh đa u tuỷ xương.

12. Bệnh cơ quan thị giác

a) Mù (thị lực sáng - tối âm tính) một hoặc hai mắt do các bệnh lý của nhãn cầu.

b) Thị trường thu hẹp ở cả hai mắt.

c) Bán manh (do tổn thương ở giao thoa thị giác) phía hai thái dương.

13. Bệnh tai - mũi - họng

a) Bệnh gây điếc nặng một tai, hai tai (thiếu hụt thính giác từ 76% trở lên).

b) U cuộn cảnh (loại B, C, D).

c) Bệnh về họng, thanh quản ảnh hưởng đến chức năng phát âm, nuốt, thở (không hồi phục): Khó nuốt phải ăn qua ống thông hoặc phải mở thông dạ dày; mất tiếng phải giao tiếp bằng chữ viết, hình; khó thở thường xuyên, kể cả khi nghỉ ngơi.

14. Bệnh hệ miễn dịch

     Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).

15. Ghép tạng và điều trị sau ghép tạng

     Tình trạng phải điều trị thuốc chống thải ghép sau ghép tạng.

     Một số bài viết tham khảo:

      Để được tư vấn chi tiết về danh mục các bệnh cần chữa trị dài ngày, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178