Đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo quy định pháp luật
11:31 31/10/2020
Thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo quy định pháp luật. Chỉ dẫn địa lý là một trong những đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ theo quy định của pháp
- Đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo quy định pháp luật
- đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý
- Pháp luật sở hữu trí tuệ
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
ĐĂNG KÝ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Câu hỏi của bạn:
Chào Luật sư, tôi đang muốn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý chưa hiểu rõ về đăng ký chỉ dẫn địa lý được thực hiện như thế nào. Vì vậy rất mong Luật sư có thể giải đáp cho tôi được biết. Xin chân thành cảm ơn.
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi về đăng ký chỉ dẫn địa lý, liên quan đến nội dung này chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009
- Thông tư số 263/2016/TT- BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp
1. Chỉ dẫn địa lý là gì?
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý do điều kiện địa lý quyết định, được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.
Điều kiện địa lý mang lại danh tiếng, tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý gồm: Yếu tố tự nhiên (khí hậu, thủy văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác); Yếu tố con người (kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương…).
Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.
Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới được xác định một cách chính xác bằng từ ngữ và bản đồ.
2. Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý
Theo điều 88 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:
Điều 88. Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý
Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước.
Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.
So với sáng chế, nhãn hiệu hay kiểu dáng công nghiệp thì việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý có điểm khác biệt về chủ thể có quyền đăng ký.
3. Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Theo điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định:
Điều 79. Điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
2. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
Bên cạnh đó điều 80 Luật Sở hữu trí tuệ quy định những đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý như sau:
Điều 80. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:
1.Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa theo nhận thức của người tiêu dùng có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam;
2. Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
3. Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ hoặc đã được nộp theo đơn đăng ký nhãn hiệu có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc thương mại của hàng hóa;
4. Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
4. Trình tự, thủ tục bảo hộ chỉ dẫn địa lý
4.1. Hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý
- 02 Tờ khai đăng ký Chỉ dẫn địa lý, đánh máy theo mẫu số: 05-CDĐL Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
- Bản mô tả tính chất/chất lượng đặc thù và/hoặc danh tiếng của sản phẩm;
- Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
- Các tài liệu khác (nếu có)
- Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
- Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
- Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
4.2 Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký
- Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ và loại văn bằng bảo hộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với chỉ dẫn địa lý nêu trong đơn;
- Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại các điểm 7.3 và 7.4 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN thì phải được dịch ra tiếng Việt;
- Mọi tài liệu đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, theo phông chữ Times New Roman, chữ không nhỏ hơn cỡ 13, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn;
- Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;
- Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;
- Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, không sữa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sữa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;
- Thuật ngữ dùng trong đơn phải thống nhất và là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam);
- Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.
4.3. Phí, lệ phí đăng ký chỉ dẫn địa lý
- Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
- Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
- Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung: 180.000VNĐ
- Phí thẩm định nội dung: 1.200.000VNĐ
4.4. Thời hạn xử lý đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý
Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được xem xét theo trình tự sau:
- Thẩm định hình thức: 01 tháng
- Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
- Thẩm định nội dung: không quá 06 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
4.5. Hình thức nộp đơn
Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể như sau:
a) Hình thức nộp đơn giấy
Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
- Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.
(Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó).
b) Hình thức nộp đơn trực tuyến
- Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.
- Trình tự nộp đơn trực tuyến:
- Bước 1: Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ
- Bước 2: Xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định khi đến điểm tiếp nhận đơn.
Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận. Trong trường hợp Người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.
5. Xử lý trường hợp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Tình huống tham khảo
Thưa Luật sư, trong trường hợp bị xâm phạm về quyền đối với chỉ dẫn đã đăng ký như cố ý gây nhầm lẫn với chỉ dẫn đã đăng ký hoặc có các biện pháp làm hiểu sai về chỉ dẫn đã đăng ký thì phải xử lý như thế nào? Xin ý kiến tư vấn từ Luật sư. Xin cảm ơn
Điều 199 Luật sở hữu trí tuệ quy định, khi quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm thì chủ sở hữu có quyền:
- Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:
- Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 của Luật này và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
- Tổ chức, cá nhân là bị đơn trong vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu được Tòa án kết luận là không thực hiện hành vi xâm phạm có quyền yêu cầu Tòa án buộc nguyên đơn thanh toán cho mình chi phí hợp lý để thuê luật sư hoặc các chi phí khác theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân lạm dụng thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mà gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì tổ chức, cá nhân bị thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên lạm dụng thủ tục đó phải bồi thường cho những thiệt hại do việc lạm dụng gây ra, trong đó bao gồm chi phí hợp lý để thuê luật sư. Hành vi lạm dụng thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bao gồm hành vi cố ý vượt quá phạm vi hoặc mục tiêu của thủ tục này.
Như vậy với chỉ dẫn địa lý, người nộp đơn muốn đăng ký bảo hộ cho sản phẩm của mình dưới danh nghĩa chỉ địa lý thì phải đáp ứng những điều kiện tương đối chặt chẽ. Đó là sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
Để đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý thì người nộp đơn phải tra cứu thông tin xem sản phẩm đang cần bảo hộ có đáp ứng điều kiện bảo hộ hay không, sau đó hoàn tất các giấy tờ trong hồ sơ và lựa chọn hình thức nộp hồ sơ phù hợp và tiến hành nộp các khoản phí, lệ phí trong quá trình nộp hồ sơ để cấp văn bằng. Đăng ký chỉ dẫn địa lý trên thực tế là thủ tục không hề dễ dàng, do đó chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ về đăng ký chỉ dẫn địa lý cho khách hàng có nhu cầu như sau:
ĐĂNG KÝ BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
Câu hỏi của bạn
Chào Luật sư, xin luật sư cho tôi được biết về thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo quy định pháp luật hiện hành. Xin cảm ơn./.
Câu trả lời của Luật sư
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn về Đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về Đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Điều 79 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định:
Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
2. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
Đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý là gì?
Chỉ dẫn địa lý là một trong những đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) ở các nước nói chung và Việt Nam nói riêng. Trước khi tìm hiểu những điều kiện để tên của một vùng, miền có thể được công nhận bảo hộ là chỉ dẫn địa lý cho một loại sản phẩm hàng hóa nào đó, chúng ta cần hiểu thế nào là chỉ dẫn địa lý ?
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh tổ hay quốc gia cụ thể.
Về những điều kiện chung đối với đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý quy định tại Điều 79 Luật SHTT 2005 bao gồm:
- Thứ nhất, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
- Thứ hai, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp thỏa mãn hai điều kiện trên đều được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, có những đối tượng dù có thỏa mãn điều kiện trên nhưng không được bảo hộ dưới danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ dưới danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:
- Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hòa hóa Việt Nam;
- Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
- Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm;
- Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý?
Hồ sơ cần chuẩn bị:
- 02 Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN của Bộ Khoa học Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT;
- 02 Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
- 02 Bản mô tả tính chất/ chất lượng/ danh tiếng của sản phẩm đăng ký cho chỉ dẫn địa lý đó;
- 10 mẫu thể hiện cách trình bày chỉ dẫn địa lý (hình ảnh, bằng chữ hoặc kết hợp cả hai) với kích thước không quá 80mm x 80mm và không nhỏ hơn 20mm x 20mm (trong trường hợp chỉ dẫn địa lý không phải là từ ngữ).
Sau khi chuẩn bị đầy đủ những hồ sơ tài liệu trên, bạn có thể mang nộp tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam và nộp lệ phí để được cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho chỉ dẫn địa lý đó.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý:
Tư vấn qua tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về hồ sơ, trình tự, thủ tục hoặc các vấn đề khác liên quan đến đăng ký chỉ dẫn địa lý mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.
Dịch vụ thực tế: Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý về đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý như: soạn thảo các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý; thực hiện thủ tục sửa đổi đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý; thực hiện thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ và các thủ tục khác có liên quan đến đăng ký chỉ dẫn địa lý. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.