• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Đảm bảo quyền con người qua chế định giám đốc thẩm, tái thẩm: Cả hai chế định tái thẩm và giám đốc thẩm đều không phải là một cấp xét xử mà....

  • Đảm bảo quyền con người qua chế định giám đốc thẩm, tái thẩm
  • đảm bảo quyền con người
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

ĐẢM BẢO QUYỀN CON NGƯỜI QUA CHẾ ĐỊNH GIÁM ĐÓC THẨM, TÁI THẨM.

Kiến thức của bạn :

     Đảm bảo quyền con người qua chế định giám đốc thẩm, tái thẩm được quy định như thế nào?

Kiến thức của luật sư :

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Hiến Pháp năm 2013.
  • Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Nội dung tư vấn :

     Theo tinh thần của Hiến Pháp năm 2013 quy định chủ đạo như sau : Bảo vệ con người, bảo vệ quyền và nghĩa vụ của công dân. Ngoài ra , quyền con người còn được đảm bảo qua các  luật : luật dân sự, luật đất đai, luật hôn nhân và gia đình....Và còn được đảm bảo qua luật tố tụng dân sự qua chế định giám đốc thẩm và tái thẩm khi phát hiện ra những cấp dưới có sai lầm nghiêm trọng hoặc phát hiện ra tình tiết mới làm thay đổi nội dung vụ án.

     Cả hai chế định tái thẩm và giám đốc thẩm đều không phải là một cấp xét xử mà là thủ tục xét lại bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị.

  1.  Đảm bảo quyền con người qua thủ tục giám đốc thẩm dân sự

     Thứ nhất, đảm bảo quyền con người thể hiện qua tính chất của giám đốc thẩm dân sự.

      Theo điều 325 của Bộ luật TTDS 2015 : Gíam đốc thẩm là hoạt động xét lại bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có quy định tại điều 326 của Luật này”. Như vậy, chế định giám đốc là hoạt động xem xét lại bản án chứ không phải là cấp xét xử thứ ba. Quy định như vậy để tránh tình trạng vụ án bị kéo dài, qua nhiều lần xét xử, tốn thời gian công sức, tiền bạc cho đương sự. Nhưng để giải quyết được vụ án dân sự thì đó là cả một quá trình mà bất cứ giai đoạn  nào cũng có thể xảy ra sai lầm nhất định, quyền con người, quyền công dân không được đảm bảo. Vì vậy thủ tục xét lại để phát hiện sai lầm, vi phạm của tòa án cấp dưới đảm bảo quyền con người, quyền công dân.

     Thứ hai, đảm bảo quyền con người qua thẩm quyền của của Hội đồng giám đốc thẩm.

     Theo điều 342 BLTTDS 2015 có quy định : “ 2. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có quyền xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị, nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải đương sự trong vụ án.” Về nguyên tắc thì Hội đồng giám đốc thẩm chỉ xem xét lại phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị. Tuy nhiên để nhằm áp dụng thống nhất pháp luật và để đảm bảo quyền con người, quyền công dân thì Hội đồng xem xét toàn diện bản án đó. [caption id="attachment_41470" align="aligncenter" width="500"]đảm bảo quyền con người Đảm bảo quyền con người[/caption]

     Ngoài ra, việc đảm bảo quyền con người, quyền công dân còn được thể hiện qua thẩm quyền của Hội đồng Gíam đốc thẩm . “ 1. Không chấp nhận việc kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. 2. Hủy bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của toàn án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa. 3. Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thử tục phúc thẩm. 4. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ  giải quyết vụ án. 5. Sửa một phần bản án hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”

     Như vậy, có thể thấy căn cứ vào tính chất của giám đốc thẩm mà pháp luật quy định quyền hạn của Hội đồng giám đốc thẩm. Bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật có thể sai lầm, vi phạm nghiêm trọng có thể sai một phần hoặc toàn bộ, sai sơ thẩm hoặc phúc thẩm mà tùy trường hợp mà Hội đồng sẽ có thể ra các quyết định khác nhau.

     Vậy, có thể thấy điểm mới của Luật TTDS 2015 là cho phép Hội đồng giám đốc thẩm có quyền sửa một phần bản án hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án nhưng phải đảm bảo hai điều kiện : Thứ nhất, tài liệu chứng cứ trong hồ sơ vụ án đầy đủ rõ ràng, có đủ căn cứ để làm rõ các tình tiết trong vụ án. Thứ hai, việc sửa bản án, quyết định bị kháng nghị không làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của cơ quan tổ chức khác.. Quy định như vậy cũng nhằm đảm bảo cho vụ án không bị kéo dài, đương sự không phải tốn các chí phí theo đuổi vụ án gây tốn kém tiền của bởi vụ án chỉ sai một phần nào đó như án phí, xử lý một phần dân sự trong vụ án hình sự... nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định của tòa án có hiệu lực để xét xử lại cả phần đã có hiệu lực rồi đáng nhẽ ra những phần đó được đưa ra thi hành án dây tốn kém thời gian tiền bạc của đương sự.

    Thứ ba, đảm bảo quyền con người qua thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm

     Theo điều  334 BLTTDS 2015: Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là 3 năm, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 điều này.  Đây là những trường hợp đã gần hết thời hạn theo thủ tục giám đốc thẩm thì Tòa, Viện Kiểm Sát mới nhận được đơn khiếu nại của đương sự nên không kịp thời gian xem xét hoặc có nộp đơn trong thời hạn kháng  nghị nhưng tòa án và viện kiểm sát không kịp xem  xét , phát hiện sai lầm thì hết thời hạn 3 năm mà đương sự có đơn đề nghị và bản án , quyết định có vi phạm  pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, lợi ích của người thứ 3 thì thời hạn kháng nghị kéo dài thêm 2 năm kể từ ngày hết hạn kháng nghị như theo quy định tại khoản 2 điều 334 BLTTDS 2015.

     2. Quyền con người được đảm bảo qua chế định tái thẩm dân sự

     Thứ nhất, đảm bảo quyền con người  qua tính chất của tái thẩm dân sự.

      Căn cứ vào điều 351 BLTTDS 2015 có quy định : “ Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể thay đổi được khi Tòa án ra Tòa án ra bản án, quyết định”. Một bản án, quyết định của tòa án được ban hành đã có hiệu lực pháp luật tuy nhiên vì nhiều lý do khách quan, chủ quan mà sau đó mới phát hiện ra tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cả nội dung quan hệ pháp  luật đã được giải quyết mà đương sự không biết được.

     Tuy nhiên, tình tiết mới phải đáp ứng ba tiêu chí:

  • Tình tiết mới đó được phát hiện phải có được vào lúc tòa án giải quyết vụ án mà tòa án và đương sự không thể biết được.
  • Tình tiết mới đó được phát hiện phải là tình tiết quan trọng, liên  quan đến vụ án, làm thay đổi nội dung vụ án, làm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó không có căn cứ và hợp pháp.
  • Tình tiết mới đó phải là tình tiết cần được xác định qua thủ tục tái thẩm. Những tình tiết này làm rõ hơn mối quan hệ đang tranh chấp, đảm bảo việc xét xử công bằng, đảm bảo quyền con người và quyền công dân.

    Thứ hai, đảm bảo quyền con người thể hiện qua phạm vi tái thẩm dân sự.

     Như thường lệ thì Tòa án chỉ tiến hành xem xét lại phần bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị. Tuy nhiên để đảm bảo được quyền con người, quyền công dân thì Hội đồng phải xem xét một cách khách quan toàn bộ bản án cả phần không bị kháng nghị hoặc không liên quan đến kháng nghị nếu có xâm phạm đến lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, người thứ ba.

    Thứ ba, đảm bảo quyền con người thể hiện qua thẩm quyền kháng nghị của Hội đồng tái thẩm.

     Căn cứ điều 356 BLTTDS 2015 , Hội đồng tái thẩm có quyền hạn sau đây : 1. Không chấp nhận việc kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật; 2. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm theo thủ tục do Bộ luật này quy định; 3. Hủy bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật để đình chỉ giải quyết vụ án.

     Theo từ điển Luật học Việt Nam : “ thẩm quyền” là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hàng động, quyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống bộ máy Nhà nước do pháp luật quy định. Với chức năng là cơ quan xét xử nhà nước cao nhất của nhà nước Cộng hòa xã hội, nhân danh nhà nước thực hiện quyền tư pháp, vì vậy quy định thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm như vậy góp phần xem xét kại kĩ các căn cứ pháp luật cần giải quyết. Như vậy quyền con người, quyền công dân được đảm bảo trên nguyên tắc tòa án xác định xem xét có tình tiết mới quan trọng làm thay đổi nội dung vụ án hay không từ đó thực hiện quyền hạn của mình giải quyết dứt điểm các quan hệ pháp luật.

    Bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:

    Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

     Trân trọng ./.

Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178