Công văn 33/TANDTC-HTQT về việc tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài trong các vụ việc dân sự, vụ án hành chính
21:06 28/07/2018
Công văn 33/TANDTC-HTQT về việc tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài trong các vụ việc dân sự, vụ án hành chính. Bộ luật tố tụng dân sự năm
- Công văn 33/TANDTC-HTQT về việc tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài trong các vụ việc dân sự, vụ án hành chính
- Công văn 33/TANDTC-HTQT
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Công văn 33/TANDTC-HTQT về việc tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài trong các vụ việc dân sự, vụ án hành chính
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/TANDTC-HTQT |
Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2017 |
Kính gửi: |
- Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh; |
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Luật tố tụng hành chính năm 2015 đã có hiệu lực từ ngày 01/7/2016. Trong đó, quy định tại Điều 474 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Điều 303 của Luật tố tụng hành chính năm 2015 cho phép Tòa án tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài theo nhiều phương thức khác nhau, bao gồm: phương thức quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; phương thức bưu chính; phương thức thông qua người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện của đương sự tại Việt Nam; phương thức thông qua cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và phương thức ngoại giao.
Ngày 01/10/2016, Công ước La Hay năm 1965 về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại (sau đây viết tắt là Công ước tống đạt giấy tờ) có hiệu lực với Việt Nam. Công ước này quy định việc tống đạt văn bản tố tụng của Tòa án và giấy tờ của cơ quan, tổ chức khác từ một nước thành viên Công ước này cho đương sự ở nước thành viên khác của Công ước theo kênh tống đạt chính thức và các kênh tống đạt thay thế khác.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tống đạt văn bản tố tụng theo phương thức quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đặc biệt là Công ước tống đạt giấy tờ và phương thức ngoại giao, ngày 19/10/2016, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC “Quy định về trình tự, thủ tục tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự” (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 12/2016). Thông tư liên tịch này có hiệu lực từ ngày 06/12/2016 và thay thế Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 15/9/2011 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao “Hướng dẫn áp dụng một số quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Luật Tương trợ tư pháp”.
Để thi hành đúng và thống nhất các quy định tại Thông tư liên tịch số 12/2016, Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu Chánh án Tòa án nhân dân các cấp tổ chức phổ biến, quán triệt các nội dung của Thông tư liên tịch số 12/2016 và một số nội dung quan trọng nêu tại Phần I của Công văn này tới toàn thể cán bộ, Thẩm phán thuộc quyền quản lý.
Đồng thời, khi tổ chức phổ biến, quán triệt các nội dung của Thông tư liên tịch số 12/2016, Tòa án nhân dân các cấp cần lưu ý các quy định về tống đạt văn bản tố tụng của Thông tư liên tịch này không thay thế quy định về các phương thức tống đạt tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 474 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và điểm c, điểm d khoản 1 Điều 303 của Luật tố tụng hành chính năm 2015. Do đó, Tòa án nhân dân các cấp cần tham khảo thông tin tại Phần II của Công văn này để thực hiện các quy định nêu trên của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Luật tố tụng hành chính năm 2015. Cụ thể như sau:
I. Đối với Thông tư liên tịch số 12/2016
1. Thông tư liên tịch số 12/2016 được áp dụng đối với việc tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự là người nước ngoài ở nước ngoài; cơ quan, tổ chức nước ngoài ở nước ngoài trong các vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo phương thức quy định tại 17 điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp, Công ước tống đạt giấy tờ mà Việt Nam là thành viên và phương thức ngoại giao. Cụ thể:
1.1. Tòa án thực hiện tống đạt văn bản tố tụng theo kênh chính thức của Công ước tống đạt giấy tờ quy định tại Thông tư liên tịch số 12/2016 khi đương sự có nơi cư trú hoặc có trụ Sở tại 70 nước thành viên của Công ước này.
Danh sách các nước thành viên của Công ước tống đạt giấy tờ được liệt kê tại Bảng số 1 gửi kèm theo Công văn này.
1.2. Tòa án thực hiện tống đạt văn bản tố tụng theo kênh chính thức của điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với nước ngoài quy định tại Thông tư liên tịch số 12/2016 khi đương sự có nơi cư trú hoặc có trụ sở tại 18 nước, vùng lãnh thổ sau đây: Liên bang Nga, U-crai-na, Bê-la-rút, Ca-dắc-xtan, Mông Cổ, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Cu Ba, An-giê-ri, Pháp, Ba Lan, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri, Séc, Trung Quốc, Xlô-va-ki-a, Lào, Cam-pu-chia và Đài Loan (Trung Quốc). [caption id="attachment_103395" align="aligncenter" width="386"] Công văn 33/TANDTC-HTQT[/caption]
Tòa án cần lưu ý, hiện nay các nước Liên bang Nga, U-crai-na, Trung Quốc, Séc, Xlô-va-ki-a, Ba Lan, Bê-la-rút, Bun-ga-ri, Pháp, Hung-ga-ri và Ca-dắc-xtan cũng là thành viên của Công ước tống đạt giấy tờ. Do đó, Tòa án có thể lựa chọn tống đạt cho đương sự có nơi cư trú hoặc có trụ sở ở các nước này theo kênh chính thức của điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp giữa nước đó với Việt Nam hoặc theo kênh chính thức của Công ước tống đạt giấy tờ đã được quy định tại Thông tư liên tịch số 12/2016.
1.3. Tòa án thực hiện việc tống đạt văn bản tố tụng theo phương thức ngoại giao quy định tại Thông tư liên tịch số 12/2016 nếu đương sự có nơi cư trú hoặc có trụ sở tại các nước chưa cùng với Việt Nam là thành viên của điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp và Công ước tống đạt giấy tờ.
2. Trường hợp Tòa án có thể áp dụng phương thức tống đạt văn bản tố tụng theo kênh tống đạt chính thức của Công ước tống đạt giấy tờ quy định tại Thông tư liên tịch số 12/2016 và phương thức tống đạt theo đường bưu chính đã được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 474 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 hoặc điểm c khoản 1 Điều 303 Luật tố tụng hành chính năm 2015:
2.1. Tòa án nên thực hiện việc tống đạt văn bản tố tụng cho cho đương sự là người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài theo kênh chính thức của Công ước tống đạt giấy tờ đã được quy định tại Thông tư liên tịch số 12/2016 nếu đương sự cư trú hoặc có trụ sở tại nước thành viên Công ước tống đạt giấy tờ mà nước đó không thu chi phí tống đạt. Tuy nhiên, khi lập văn bản để tống đạt văn bản tố tụng theo kênh chính thức của Công ước tống đạt giấy tờ, Tòa án cần lưu ý, ô số (5) của văn bản lập theo Mẫu số 02 B ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này là yêu cầu tống đạt văn bản theo một phương thức cụ thể mà Tòa án đề nghị nước thành viên của Công ước tống đạt giấy tờ thực hiện. Do đó, khi Tòa án điền vào ô số (5) của văn bản lập theo Mẫu số 02 B nêu trên, thì các nước thành viên của Công ước tống đạt giấy tờ mà Tòa án yêu cầu tống đạt sẽ thu chi phí thực hiện. Vì vậy, trong mọi trường hợp, Tòa án chỉ nên điền vào ô số (4) của văn bản lập theo Mẫu số 02 B để được các nước thành viên của Công ước tống đạt giấy tờ (không thu chi phí tống đạt) thực hiện miễn phí việc tống đạt.
2.2. Đối với các nước thành viên Công ước tống đạt giấy tờ có thu chi phí thực hiện tống đạt, nếu xét thấy mức chi phí tống đạt mà nước đó thu là cao hơn nhiều so với chi phí tống đạt theo đường bưu chính và nước đó không phản đối việc nước thành viên Công ước khác tống đạt theo đường bưu chính, thì Tòa án có thể lựa chọn cách thức tống đạt văn bản tố tụng theo đường bưu chính quy định tại điểm c khoản 1 Điều 474 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và điểm c khoản 1 Điều 303 Luật tố tụng hành chính năm 2015 để giảm bớt chi phí tống đạt cho đương sự có nghĩa vụ nộp chi phí tống đạt.
Danh sách các nước thành viên của Công ước tống đạt giấy tờ không thu chi phí và có thu chi phí tống đạt, mức thu chi phí tống đạt được liệt kê tại Bảng số 2 và Bảng số 3 gửi kèm theo Công văn này.
3. Tòa án nhân dân cấp tỉnh áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng để thực hiện yêu cầu tống đạt văn bản tố tụng và giấy tờ khác của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài do Bộ Tư pháp chuyển đến theo quy định tại Thông tư liên tịch số 12/2016. Trong mọi trường hợp, Tòa án cần phải thực hiện nhanh chóng, có chất lượng, hiệu quả loại yêu cầu này để hạn chế cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài áp dụng nguyên tắc có đi có lại với Việt Nam với lý do yêu cầu tống đạt văn bản của nước đó không được Việt Nam thực hiện trong thời hạn hợp lý.
…………………………………………………………………………
Bạn có thể xem chi tiết Công văn 33/TANDTC-HTQT về việc tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài trong các vụ việc dân sự, vụ án hành chính tại:
>>> Tải Công văn số 33/TANDTC-HTQT
Bài viết tham khảo:
Để được tư vấn chi tiết về Công văn 33/TANDTC-HTQT về việc tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài trong các vụ việc dân sự, vụ án hành chính quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.