• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Công dân sang xã khác làm dân quân có được không? Công dân ở xã này sang làm dân quân xã khác có được không ạ, nếu được thì cần những yêu cầu nào, nếu không

  • Công dân sang xã khác làm dân quân có được không?
  • công dân sang xã khác làm dân quân
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CÔNG DÂN SANG XÃ KHÁC LÀM DÂN QUÂN

Câu hỏi của bạn:

     Công dân ở xã này sang làm dân quân xã khác có được không ạ, nếu được thì cần những yêu cầu nào, nếu không được thì vì sao ạ?

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về công dân sang xã khác làm dân quân

     1. Quy định của pháp luật về dân quân

     Hiện nay, pháp luật quy định về lưc lương dân quân trong Luật Dân quân tự vệ, theo đó “dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác; là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là lực lượng bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước, làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh. Lực lượng này được tổ chức ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) gọi là dân quân; được tổ chức ở cơ quan của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ”. Như vậy, dân quân là lực lượng được tổ chức ở cấp xã, là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác; là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là lực lượng bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước, làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh.

     Dân quân tự vệ gồm: dân quân tự vệ nòng cốt và dân quân tự vệ rộng rãi. Dân quân tự vệ nòng cốt gồm:

  • Dân quân tự vệ cơ động;
  • Dân quân tự vệ tại chỗ;
  • Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, thông tin, phòng hóa, y tế.

     Nhiệm vụ của dân quân tự vệ được quy định tại Điều 8 Luật Dân quân tự vệ gồm:

  • Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu để bảo vệ địa phương, cơ sở; phối hợp với các đơn vị bộ đội biên phòng, hải quân, cảnh sát biển và lực lượng khác bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia và chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển Việt Nam.
  • Phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.
  • Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu nạn, bảo vệ và phòng, chống cháy rừng, bảo vệ môi trường và nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác.
  • Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, cơ sở.
  • Học tập chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự và diễn tập.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
[caption id="attachment_80800" align="aligncenter" width="460"]công dân sang xã khác làm dân quân Công dân sang xã khác làm dân quân[/caption]

     2. Công dân sang xã khác làm dân quân được không?

     Điều 11 Luật Dân quân tự vệ quy định về tiêu chuẩn và tuyển chọn vào dân quân tự vệ nòng cốt, Điều này được hướng dẫn bởi Điều 6 Thông tư 85/2010/TT-BQP, theo đó:

     “1. Hằng năm, căn cứ vào kết quả đăng ký công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ và chỉ tiêu được giao, Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, Chỉ huy đơn vị tự vệ (nơi không có Ban chỉ huy quân sự) lập kế hoạch tuyển chọn dân quân tự vệ nòng cốt, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phê duyệt, báo cáo Ban chỉ huy quân sự cấp huyện.

     2. Căn cứ chỉ tiêu, Ban chỉ huy quân sự cấp xã giúp cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo các thôn, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khóm, tổ dân phố (sau đây gọi chung là thôn) tổ chức dân bàn, dân cử; lập danh sách trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định và tổ chức kết nạp dân quân nòng cốt.

     3. Căn cứ chỉ tiêu, Ban chỉ huy quân sự cơ quan tổ chức ở cơ sở hoặc Chỉ huy đơn vị tự vệ (nơi không có Ban chỉ huy quân sự) giúp cấp ủy Đảng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phối hợp với các cơ quan liên quan cùng cấp tuyển chọn, lập danh sách, trình người đứng đầu cơ quan, tổ chức ra quyết định và tổ chức kết nạp tự vệ mới.

     4. Đối với dân quân, hằng năm số tuyển chọn để kết nạp mới phải tương ứng với số đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân chuyển ra, tỷ lệ này khoảng 20% đến 25% so với tổng số dân quân ở cấp xã.

     5. Đối với lực lượng tự vệ và dân quân tự vệ biển căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và sự chỉ đạo của cơ quan quân sự cấp trên, độ tuổi tuyển chọn vào dân quân tự vệ nòng cốt được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật dân quân tự vệ.

     6. Tổ chức lễ kết nạp vào dân quân tự vệ nòng cốt và cấp giấy chứng nhận cho công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chỉ đạo, bảo đảm trang nghiêm, thiết thực, thường gắn với tổ chức ra quân huấn luyện hằng năm.”

     Theo quy định trên thì pháp luật hiện nay chỉ quy định căn cứ vào kết quả đăng ký của công dân mà cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt. Do đó, bạn vẫn có quyền đăng ký tham gia dân quân ở xã khác; tuy nhiên, kế hoạch tuyển chọn dân quân sẽ phụ thuộc vào Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, Chỉ huy đơn vị tự vệ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức sẽ phê duyệt, báo cáo Ban chỉ huy quân sự cấp huyện.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

     Để được tư vấn chi tiết về công dân sang xã khác làm dân quân, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178