Chuyển người lao động làm công việc khác so với HĐLĐ 2019
20:05 13/01/2019
NSDLĐ có thể chuyển người lao động làm công việc khác so với HĐLĐ khi công ty gặp khó khăn đột xuất như hỏa hoạn, thiên tai,.. báo cho NLĐ it nhất 3 ngày,..
- Chuyển người lao động làm công việc khác so với HĐLĐ 2019
- Chuyển người lao động làm công việc khác so với HĐLĐ
- Hỏi đáp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Chuyển người lao động làm công việc khác so với HĐLĐ
Câu hỏi của bạn về chuyển người lao động làm công việc khác so với HĐLĐ
Chào Luật sư, cho tôi hỏi chuyển người lao động làm công việc khác so với HĐLĐ được quy định như thế nào
Mong nhận được câu trả lời của Luật sư
Tôi xin cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư về chuyển người lao động làm công việc khác so với HĐLĐ
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chuyển người lao chuyển người lao động làm công việc khác so với HĐLĐ , chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về chuyển người lao chuyển người lao động làm công việc khác so với HĐLĐ như sau:
1. Căn cứ pháp lý về chuyển người lao chuyển người lao động làm công việc khác so với HĐLĐ
- bộ luật lao động năm 2012
- Nghị định 05/2015/NĐ-CP Hướng dẫn một số nội dung của Bộ luật lao động 2012
2. Nội dung tư vấn về chuyển người lao động làm công việc khác so với HĐLĐ
Trong quan hệ lao động, người sử dụng lao động là người có quyền quản lý, điều hành toàn bộ quá trình lao động của người lao động. Một trong những nội dung của quyền này là người sử dụng lao động chuyển người lao động sang làm công việc khác so với cam kết hợp đồng lao động. Tuy nhiên, khi người sử dụng lao động sử dụng quyền này sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới điều kiện làm việc và đời sống của người lao động. Vì vậy, Nhà nước có quy định khá chặt chẽ về căn cứ, thủ tục, yêu cầu, thời hạn và việc giải quyết quyền lợi cho người lao động khi người sử dụng lao động chuyển người lao động làm công việc khác với hợp đồng lao động.
2.1 Điều kiện chuyển người lao động làm công việc khác so với HĐLĐ
Khoản 1 Điều 31 BLLĐ 2012 quy định điều kiện chuyển người lao động làm công việc khác so với HĐLĐ như sau:
1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động...
Ngoài ra Điều 8 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP, Nhà nước quy định người sử dụng lao động được quyền chuyển người lao động sang làm công việc khác với hợp đồng lao động khi có một trong các căn cứ sau đây:
Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh;
Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Sự cố điện, nước;
Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy của doanh nghiệp trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
Theo quy định trên trong quá trình sản xuất kinh doanh, người sử dụng lao động có thể chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động khi công ty gặp khó khăn đột xuất như thiên tai, hỏa hỏa hoạn, dịch bệnh,.. hoặc do nhu cầu cấp thiết cần phải tạm thời điều chuyển người lao động sang làm công việc khác với hợp đồng để tháo gỡ những khó khăn hoặc để giải quyết nhu cầu cấp thiết trong sản xuất kinh doanh. Trong nội quy của công ty, người sử dụng lao động phải quy định cụ thể các trường hợp “do nhu cầu sản xuất kinh doanh” mà theo đó người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động mới được sử dụng căn cứ này để điều chuyển lao động. Đây cũng là cách để người lao động chia sẻ gánh nặng với người sử dụng lao động và đóng góp tích cực vào sự phát triển “ngôi nhà chung” của mình, đồng thời cũng là cách để người lao động bảo vệ việc làm của mình và bảo vệ quan hệ lao động của hai bên.
Thời hạn chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm. Trường hợp người sử dụng lao động đã tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động đủ 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, nếu tiếp tục phải tạm thời chuyển người lao động đó làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản. Nếu người lao động không đồng ý mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động (trả đủ tiền lương). Theo đó có thể thấy việc chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động được quy định tại Điều 31 Bộ luật Lao động chỉ có tính chất tạm thời, một mặt để giúp người sử dụng lao động tháo gỡ các khó khăn đột xuất gặp phải hoặc để giải quyết các nhu cầu thiết yếu trong sản xuất kinh doanh, mặt khác để tránh xáo trộn lớn, ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân, gia đình người lao động.
Ngoài ra khoản 2 Điều 31 BLLĐ năm 2012 quy định: Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động. [caption id="attachment_145673" align="aligncenter" width="572"] Chuyển người lao động làm công việc khác so với HĐLĐ[/caption]
2.2 Quyền lợi của người lao động khi được tạm chuyển công việc khác
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 31 Bộ luật Lao động, trong thời gian tạm điều chuyển lao động, người lao động được trả lương theo công việc mới. Quy định này xuất phát từ nguyên tắc chung trong việc trả lương là “làm công việc gì trả lương theo công việc đó”. Tuy nhiên, để tránh thiệt thòi cho người lao động, Nhà nước quy định nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc, thời gian còn lại người lao động được hưởng lương theo công việc mới, nhưng ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Nếu người sử dụng lao động đã tạm thời điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động đủ 60 ngày mà vẫn muốn tiếp tục tạm thời điều chuyển người lao động đó làm công việc khác mà người lao động không đồng ý và phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc.
Khi người lao động phải ngừng việc, người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương cho người lao động trong những ngày người lao động phải ngừng việc. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động khi người lao động phải ngừng việc. và được tính tương ứng với các hình thức trả lương theo quy định của pháp luật.
Tóm lại người sử dụng lao động có quyền chuyển người lao động làm công việc khác so với HĐLĐ khi công ty gặp khó khăn đột xuất như hỏa hoạn, thiên tai,.. hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh của công ty. Tuy nhiên người sử dụng cần tuân thủ quy định về thời gian báo trước, thời hạn chuyển, trả lương theo đúng quy định cho người lao động.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo:
- Công ty điều chuyển người lao động sang công việc khác có đúng không?
- Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
Để được tư vấn chi tiết về chuyển người lao động làm công việc khác so với HĐLĐ, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Lê Hoan