• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Chuyển hộ khẩu có phải đổi chứng minh thư không. Điều 5 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP: Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh,..

  • Chuyển hộ khẩu có phải đổi chứng minh thư không?
  • Chuyển hộ khẩu có phải đổi chứng minh thư không
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CHUYỂN HỘ KHẨU CÓ PHẢI ĐỔI CHỨNG MINH THƯ KHÔNG?

Câu hỏi của bạn:

     Khi chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác thì phải làm thủ tục đổi Chứng minh thư hay không?

Câu hỏi của Luật sư:

Chào bạn!

     Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn  đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

  • Nghị định số 05/1999/NĐ-CP của Chính phủ về Chứng minh nhân dân

Nội dung tư vấn:      Điều 1 Nghị định số 05/1999/NĐ – CP quy định như sau:

Điều 1. Chứng minh nhân dân

Chứng minh nhân dân quy định tại Nghị định này là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

     Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP của Chính phủ về Chứng minh nhân dân (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 170/2007/NĐ-CP và Nghị định số 106/2013/NĐ-CP), những trường hợp sau đây công dân phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân:

a) Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;

b) Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;

c) Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

d) Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

e) Thay đổi đặc điểm nhận dạng.”

     Căn cứ Mục II Thông tư 04/1999/TT-BCA/C13 thì Trường hợp chuyển ĐKHKTT trong phạm vi tỉnh, thành phố mà công dân có yêu cầu thì được đổi lại CMND

     Như vậy, theo quy định trên thì khi bạn chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác thì bạn phải làm thủ tục đổi Chứng minh thư.

     Tuy nhiên, kể từ ngày 1/1/ 2016 Luật căn cước công dân có hiệu lực pháp luật. Theo đó, từ ngày 1/1/2016 chứng minh thư nhân dân sẽ được thay thế bằng thẻ Căn cước công dân.

      Đối với chứng minh thư nhân dân được cấp trước ngày Luật Căn cước công dân có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định. Khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ căn cước công dân. Do đó, bạn phải làm thủ tục đổi chứng minh thư thành thẻ căn cước công dân.

1. Cơ quan có thẩm quyền đổi Chứng minh thư sang thẻ căn cước công dân

     Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:

  • Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
  • Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
  • Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
  • Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

2. Thành phần hồ sơ

  • Sổ hộ khẩu;
  • Ảnh chân dung;
  • Tờ khai căn cước công dân (ký hiệu là CC01);
  • Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (ký hiệu là CC02).
  • Chứng minh nhân dân cũ, hoặc thẻ căn cước công dân cũ
  • Trường hợp đổi thẻ căn cước công dân do thay đổi thông tin trên thẻ căn cước công dân mà thông tin đó chưa có hoặc chưa được cập nhật vào  Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân nộp bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi các thông tin này để kiểm tra và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu

3. Thời hạn đổi thẻ Căn cước công dân

     Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật này, cơ quan quản lý căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn sau đây:

  • Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi;
  • Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc;
  • Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc;

4. Phí đổi thẻ căn cước công dân

     Thông tư 170/2015/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 09/11/2015.Theo đó, mức thu lệ phí khi đổi thẻ Căn cước công dân như sau là 50.000 đồng/thẻ.

     Công dân thường trú tại các xã, thị trấn miền núi; các xã biên giới; các huyện đảo nộp lệ phí thẻ Căn cước công dân bằng 50% mức thu nêu trên.

*Ngoài ra, Thông tư còn quy định rõ các đối tượng không phải nộp lệ phí thẻ Căn cước công dân:

  • Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ lần đầu.
  • Đổi thẻ Căn cước công dân khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
  • Đổi thẻ Căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân.
[caption id="attachment_13825" align="aligncenter" width="300"]Chuyển hộ khẩu phải làm lại chứng minh thư Chuyển hộ khẩu phải làm lại chứng minh thư[/caption]

*Các trường hợp được miễn lệ phí:

  • Công dân đã được cấp CMND 9 số và CMND 12 số nay chuyển sang cấp thẻ căn cước công dân (CCCD) theo Luật CCCD;
  • Đổi, cấp lại thẻ CCCD cho công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thuộc các xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban dân tộc; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật;
  • Công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa; trường hợp cấp đổi Chứng minh nhân dân mới do Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính.

     Tóm lại, khi bạn chuyển nơi đăng ký thường trú từ tỉnh này sang tỉnh khác thì bạn phải làm thủ tục đổi thẻ căn cước công dân.

     Trong trường hợp sau khi bạn đã được đổi từ chứng minh thư sang thẻ căn cước công dân thì khi bạn  có sự  thay đổi hộ khẩu thường trú một lần nữa thì theo quy định tại điều 23, Luật căn cước công dân bạn sẽ không phải làm thủ tục đổi thẻ căn cước công dân nữa.

“1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:

a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;

b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

d) Xác định lại giới tính, quê quán;

đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;

e) Khi công dân có yêu cầu.

     Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có lựa chọn được phương án thích hợp nhất để giải quyết vấn đề của mình. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: lienhe@luattoanquoc.com.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng /./.               

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178