• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Chủ thể của đặt cọc: Việc đặt cọc được hình thành theo thỏa thuận giữa các bên đang hướng tới việc cùng nhau xác lập một hợp đồng........

  • Chủ thể của đặt cọc theo quy định của pháp luật mới nhất
  • chủ thể của đặt cọc
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CHỦ THỂ CỦA ĐẶT CỌC

Kiến thức của bạn:

     Chủ thể của đặt cọc theo quy định tại điều 382, BLDS 2015.

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Điều 328. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

  1. Khái niệm đặt cọc

      Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

  1. Chủ thể của đặt cọc 

     Việc đặt cọc được hình thành theo thỏa thuận giữa các bên đang hướng tới việc cùng nhau xác lập một hợp đồng  hoặc giữa các bên trong một hợp đồng đã được giao kết. Theo đó, một bên giao tài sản cho bên kia để bảo đảm việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng , một bên nhận tài sản do bên kia giao nên quan hệ đặt cọc bao gồm hai bên chủ thể sau đây:

  • Bên đặt cọc: là bên đã giao cho bên kia một khoản tiền hoặc vật có giá trị khác để đảm bảo cho việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.
  • Bên nhận đặt cọc: là bên nhận tài sản do bên đặt cọc giao để bảo đảm việc giao kết hợp đồng hoặc bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng.
[caption id="attachment_11932" align="aligncenter" width="300"]chủ thể của đặt cọc chủ thể của đặt cọc[/caption]

     Khoản 2, điều 328 BLDS 2015 quy định rằng: “Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

     Theo quy định của pháp luật, bên nào không thực hiện đúng mục đích của việc đặt cọc thì phải gánh chịu hậu quả pháp lý của đặt cọc. Vì vậy, việc xác định mục đích của từng quan hệ đặt cọc cụ thể có ý nghĩa quan trọng. Chẳng hạn, nếu mục đích của đặt cọc được xác định là chỉ bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng thì bên không giao kết hợp đồng phải gánh chịu hậu quả của đặt cọc, nếu họ đã giao kết hợp đồng đó thì không phải gánh chịu hậu quả đặt cọc dù họ không thực hiện hợp đồng. Nếu mục đích của hợp đồng là bảo đảm cho việc giao kết, vừa đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng thì bên không thực hiện hợp đồng phải gánh chịu hậu quả pháp lý của việc đặt cọc dù rằng họ đã giao kết hợp đồng đó.

     Các bên trong đặt cọc có thể thỏa thuận về mục đích của đặt cọc theo một trong ba trường hợp: chỉ bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng, chỉ bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng, vừa bảo đảm cho việc giao kết vừa bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng.

     Nếu trong văn bản đặt cọc chưa xác định rõ mục đích của đặt cọc thì mục đích của đặt cọc trong trường hợp này được quy định như sau:

  • Trong trường hợp các bên xác lập đặt cọc sau khi hợp đồng được bảo đảm bằng đặt cọc đã được giao kết thì mục đích của đặt cọc là bảo đảm thực hiện hợp đồng.
  • Trong trường hợp các bên xác lập đặt cọc trước thời điểm hợp đồng được bảo đảm bằng đặt cọc được giao kết thì mục đích của đặt cọc là đảm bảo giao kết hợp đồng.

      Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật về chủ thể của đặt cọc. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng /./.               

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178