Chia thừa kế khi không có di chúc
10:01 08/08/2017
Chia thừa kế khi không có di chúc. Năm 1978, ông bà em mất có để lại ủy quyền khối tài sản nhiều nhà cửa cho ba em quản lý và coi sóc...
- Chia thừa kế khi không có di chúc
- chia thừa kế
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
CHIA THỪA KẾ KHI KHÔNG CÓ DI CHÚC
Câu hỏi của bạn:
Năm 1978, ông bà em mất có để lại ủy quyền khối tài sản nhiều nhà cửa cho ba em quản lý và coi sóc. Ba em có 5 người anh em ruột, bao gồm: 1 bác không vợ, con đã mất và 3 người chú không vợ, con đã mất và 1 người chú còn sống sau này về già mới lấy vợ có 2 người con riêng của vợ, không con chung.
Năm 1994, bác và 4 người chú có làm 1 văn bản cho ba em đại diện chủ động giải quyết khối tài sản ông bà em để lại và không tranh chấp. Năm 1997, ba em mất trước, chưa để lại di chúc, em là một trong những người thừa kế hàng thứ nhất phần di sản của ba em. Sau này, người chú còn sống, muốn bán nhà chú em đang ở trong khối tài sản ông bà em để lại và không chịu chia cho tụi em.
Vậy em xin hỏi luật sư trường hợp vậy, chú em có làm sổ hồng nhà được không? Có quyền bán nhà đó không? Sau này, chú mất, vợ chú có quyền gì không? Tụi em có quyền gì không?
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn:
-
Chia thừa kế khi không có di chúc
Tại Điều 140 BLDS quy định về thời hạn đại diện, theo đó:
“1. Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật. 2. Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thời hạn đại diện được xác định như sau: a) Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó; b) Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện. 3. Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây: a) Theo thỏa thuận; b) Thời hạn ủy quyền đã hết; c) Công việc được ủy quyền đã hoàn thành; d) Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
đ) Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại; e) Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này; g) Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được…”
Theo như bạn nói, khi ông bà bạn mất có ủy quyền cho ba bạn quản lý khối tài sản. Tuy nhiên theo quy định pháp luật thì việc ủy quyền cần lập thành văn bản và thời hạn ủy quyền được ghi nhận trong văn bản. Trường hợp không giới hạn thời hạn đại diện trong văn bản thì là 1 năm kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện. Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp người đại diện là cá nhân chết nên khi ông bạn mất thì việc ủy quyền này chấm dứt. [caption id="attachment_45213" align="aligncenter" width="331"] Chia thừa kế khi không có di chúc[/caption]
Vì ông bà bạn mất không để lại di chúc nên di sản sẽ được phân chia theo pháp luật. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự, hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Theo đó, ba bạn cùng 5 người anh em thuộc hàng thừa kế thứ nhất được hưởng phần di sản bằng nhau khi phân chia.
-
Khi chia thừa kế ai có quyền định đoạt di sản
Năm 1994, bác bạn và 4 người chú có làm 1 văn bản cho ba bạn đại diện chủ động giải quyết khối tài sản ông bà em để lại và không tranh chấp, vì bạn không nói rõ đây là văn bản gì, nội dung như nào nên chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
- Trường hợp văn bản này ghi nhận nội dung đồng ý để ba bạn đại diện mọi người trong gia đình làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế, tức là chỉ thay mặt những người thuộc diện hưởng di sản đi làm các thủ tục với cơ quan nhà nước để ghi nhận quyền sở hữu riêng của 6 người thì mỗi người sẽ có quyền định đoạt với phần tài sản mà mình được phân chia. Khi tài sản đã được phân chia thì chủ sở hữu sẽ có quyền định đoạt đối với tài sản đó mà không cần sự đồng ý của những người cùng hàng thừa kế với mình. Nếu căn nhà mà chú bạn định bán được mọi người thống nhất phân chia và đã sang tên cho chú bạn rồi thì việc mua bán này do chú bạn quyết định.
- Trường hợp văn bản ghi nhận nội dung đồng ý để ba bạn đại diện mọi người trong gia đình quản lý di sản thì tức là tài sản mà ông bà bạn để lại chưa được phân chia. Sau khi ba bạn mất những người thuộc hàng thừa kế của ba bạn gồm các con và vợ là những người có quyền hưởng phần di sản mà ba bạn được hưởng từ ông bà bạn. Việc sử dụng, định đoạt tài sản thuộc phần di sản mà ông bà bạn để lại cần có sự đồng ý của tất cả những người thuộc diện hưởng di sản thừa kế, trong đó có bạn. Do đó, chú bạn không thể bán căn nhà thuộc phần di sản mà ông bà đã để lại khi mọi người không đồng ý.
Đối với người vợ của chú bạn thì cũng có vai trò tương tự như bạn, người vợ này thuộc hàng thừa kế thứ nhất của chú bạn nên khi chú bạn qua đời người vợ sẽ được thừa kế phần quyền mà chú bạn đã có.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Quyền thừa kế đất đai của cháu người để lại di sản
- Làm gì khi chị gái gây khó khăn trong phân chia di sản?
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo:
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;