Cháu nuôi có thuộc hàng thừa kế thứ hai không?
08:27 31/07/2019
Cháu nuôi có thuộc hàng thừa kế thứ hai không? Cơ sở nào xác định hàng thừa kế? Cháu nuôi có phải thuộc hàng thừa kế thứ hai không? Vì sao?
- Cháu nuôi có thuộc hàng thừa kế thứ hai không?
- cháu nuôi có thuộc hàng thừa kế thứ hai
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
CHÁU NUÔI CÓ THUỘC HÀNG THỪA KẾ THỨ HAI KHÔNG?
Câu hỏi của bạn:
Cơ sở nào xác định hàng thừa kế? Cháu nuôi có phải thuộc hàng thừa kế thứ hai không? Vì sao?
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn Điều 613 BLDS 2015 quy định:
Điều 613. Người thừa kế
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Cơ sở pháp lý của việc xác định hàng thừa kế theo pháp luật là các quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng giữa những người thừa kế với những người để lại di sản khi còn sống. Trong đó:
- Quan hệ hôn nhân là quan hệ của vợ chồng cho đến thời điểm mở thừa kế và phải được xác định là mối quan hệ hôn nhân hợp pháp. Quan hệ hôn nhân hợp pháp là quan hệ vợ chồng tuân thủ những quy định của pháp luật hôn nhân về điều kiện kết hôn được quy định cụ thể tại Luật Hôn nhân và gia đình.
- Pháp luật bảo vệ quyền lợi chính đáng của những người con xét về quan hệ huyết thống với cha mẹ và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con. Quyền thừa kế theo pháp luật của con không phụ thuộc vào hình thức hôn nhân của cha mẹ.
- Quan hệ nuôi dưỡng là sự thể hiện nghĩa vụ chăm sóc nhau, nuôi dưỡng nhau giữa các người thân thuộc theo quy định của pháp luật.
Người thuộc diện thừa kế theo pháp luật là người có một hoặc đồng thời hai quan hệ với người để lại di sản trong phạm vi ba mối quan hệ nêu trên. [caption id="attachment_18938" align="aligncenter" width="480"] Cháu nuôi có thuộc hàng thừa kế thứ hai không?[/caption]
Về mối quan hệ thừa kế giữa ông bà và cháu theo quy định tại Điều 651 BLDS: “Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại”. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì mối quan hệ giữa ông bà và cháu là mối quan hệ huyết thống nên việc thừa kế giữa ông bà và cháu là lẽ đương nhiên. Pháp luật đã quy định rất rõ: ông bà là ông bà nội hoặc ông bà ngoại, cháu là cháu ruột của người đó. Tức là đối với cha đẻ, mẹ đẻ của một người với con nuôi của người đó không có quyền thừa kế của nhau. Tuy nhiên, cháu nuôi có thể được hưởng thừa kế từ ông bà trong trường hợp đặc biệt là thừa kế thế vị, được pháp luật công nhận tại Điều 652 BLDS: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống…”
Như vậy, cháu nuôi không thuộc hàng thừa kế thứ hai nhưng trong trường hợp đặc biệt là thừa kế thế vị thì vẫn được hưởng thừa kế từ ông bà theo quy định của pháp luật.
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo:
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;