• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Chấm dứt đại diện theo ủy quyền là một phần quan trọng trong chế định đại diện theo ủy quyền được quy định tại Bộ luật dân sự 2023

  • Chấm dứt đại diện theo ủy quyền
  • Chấm dứt đại diện theo ủy quyền
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CHẤM DỨT ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN

     Bạn đang tìm hiểu các quy định pháp luật về đại diện theo ủy quyền: căn cứ xác lập đại diện theo ủy quyền, trường hợp chấm dứt đại diện theo ủy quyền, thủ tục chấm dứt đại diện theo ủy quyền...   và một số vấn đề khác. Sau đây Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý:

   Chấm dứt đại diện theo ủy quyền là một phần quan trọng trong chế định đại diện theo ủy quyền. Bởi đây là một quan hệ pháp luật dân sự do đó nó có nguyên nhân phát sinh và căn cứ chấm dứt. Tìm hiểu và làm rõ các căn cứ chấm dứt đại diện theo ủy quyền giúp người học luật cũng như người thực hiện áp dụng pháp luật hiểu rõ và áp dụng đúng, tránh sai sót và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, cụ thể là người đại diện và người được đại diện.

1. Chấm dứt đại diện theo ủy quyền do thỏa thuận

   Việc chấm dứt đại diện theo ủy quyền có thể xảy ra khi các bên thỏa thuận với nhau chấm dứt đại diện, khi công việc được ủy quyền thực hiện chưa được thực hiện.

   Ví dụ: A được B ủy quyền đại diện cho B tham gia ký kết một hợp đồng thương mại vì B không đủ sức khỏe. Nhưng khi hợp đồng chưa được ký kết, A và B lại thỏa thuận chấm dứt việc đại diện theo quỷ quyền. Việc chấm dứt đại diện theo ủy quyền như trên được pháp luật thừa nhận và bảo đảm thực hiện.

chấm dứt đại diện theo ủy quyền

2. Chấm dứt đại diện theo ủy quyền do thời hạn ủy quyền đã hết

     Khi thỏa thuận về việc đại diện theo ủy quyền, có nhiều trường hợp các bên phải thỏa thuận về thời hạn ủy quyền. Khi thời hạn thỏa thuận kết thúc, quan hệ đại diện theo ủy quyền cũng chấm dứt.

   Ví dụ: C và D ký kết hợp đồng ủy quyền, theo đó C ủy quyền cho D đại diện cho mình tham gia các cuộc họp trong công ty X trong thời hạn 3 năm kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực. Như vậy, khi hết thời hạn 3 năm, D chấm dứt việc đại diện theo ủy quyền cho C.

3. Chấm dứt đại diện theo ủy quyền do công việc được ủy quyền đã hoàn thành

   Một trong những căn cứ chấm dứt đại diện theo ủy quyền là do công việc được ủy quyền đã hoàn thành. Căn cứ xác định công việc đã hoàn thành và thời gian hoàn thành phụ thuộc vào đặc điểm của từng loại công việc. Có những công việc rất nhanh được hoàn thành như ký kết hợp đồng, mua bán nhà đất, song cũng có những công việc rất lâu mới được hoàn thành thậm chí không xác định được thời điểm hoàn thành như theo đuổi 1 vụ kiện, xử lý các tranh chấp…

  Ví dụ: M ủy quyền cho N đại diện cho mình giao kết một hợp đồng mua bán nhà đất, khi đó, công việc hoàn thành khi N ký tên vào hợp đồng mà M và bên cùng giao kết đã thỏa thuận.

4. Chấm dứt đại diện theo ủy quyền do người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt việc thực hiện ủy quyền.

   Việc chấm dứt đại diện theo ủy quyền do một trong các bên đơn phương chấm dứt việc thực hiện ủy quyền không phải là trường hợp hiếm gặp. Khi muốn xác lập quan hệ đại diện theo ủy quyền thì các bên phải ký kết với nhau một hợp đồng ủy quyền và được lập thành văn bản. Tùy vào từng loại hợp đồng mà có thể cần công chứng hoặc không, (ví dụ trong trường hợp người đứng đầu cơ quan ủy quyền cho A đại diện thực hiện các giao dịch dân sự thì hợp đồng này không cần phải công chứng). Khi một trong các bên của hợp đồng, cụ thể là người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện ủy quyền thì việc xử lý vi phạm cũng như đền bù phụ thuộc hoàn toàn vào điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng, nếu hợp đồng không quy định cụ thể việc đền bù thiệt hại thì sẽ áp dụng quy định của pháp luật để giải quyết. 

Liên hệ Luật sư tư vấn về đại diện theo ủy quyền:

  • Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về đại diện theo ủy quyền. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết;
  • Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về đại diện theo ủy quyền qua số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033;
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi về đại diện theo ủy quyền tới địa chỉ Email: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

     Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178